MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG TÂM THẦN VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM NÃO TỰ MIỄN DO KHÁNG THỂ KHÁNG THỤ THỂ N-METHYL-D-ASPARTATE

Võ Hồng Khôi 1,2,3,, Phan Văn Toàn 2, Võ Thế Nhân 1,3
1 Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội
3 Đại học Y Dược Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa một số triệu chứng tâm thần với kết quả điều trị viêm não tự miễn do kháng thể kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate (viêm não kháng thể kháng NMDAR). Đối tượng nghiên cứu: 40 bệnh nhân được chẩn đoán viêm não kháng thể kháng NMDAR trong thời gian từ tháng 01/2020 đến tháng10/2022 điều trị tại Trung tâm Thần Kinh, Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang phân tích. Chúng tôi đánh giá bệnh nhân có kết quả điều trị tốt nếu điểm Rankin sửa đổi lúc ra viện (mRS) ≤ 2 và kết quả điều trị không tốt nếu điểm mRS > 2. Sau đó chúng tôi phân tích các triệu chứng tâm thần có liên quan đến kết quả điều trị. Kết quả: Trong 40 bệnh nhân nghiên cứu, tuổi trung bình là 33,68 ± 13,81, với tỷ lệ nữ giới chiếm ưu thế (65%). Triệu chứng thường gặp nhất là suy giảm nhận thức chiếm 75%, các triệu chứng tư duy không phù hợp và hành vi kỳ quặc, suy giảm tiến triển lời nói ngôn ngữ, hoang tưởng cũng thường xuyên gặp chiếm tỷ lệ lần lượt là 57,5%, 57,5%, 52,5%. Kết quả điều trị cho thấy có 17 bệnh nhân (42,5%) đạt kết quả tốt, 23 bệnh nhân (57,5%) kết quả xấu. Qua phân tích cho thấy nhóm có triệu chứng tư duy không phù hợp và hành vi kỳ quặc có nguy cơ gặp kết quả điều trị không tốt cao gấp 5,194 lần so với nhóm không có triệu chứng này (p <0,05). Kết luận: Qua nghiên cứu phân tích mối liên quan giữa một số triệu chứng tâm thần với kết quả điều trị viêm não kháng thể kháng NMDAR, bệnh nhân có triệu chứng tư duy không phù hợp và hành vi kỳ quặc có nguy cơ tiên lượng xấu cao gấp 5,194 bệnh nhân không có triệu chứng (95%CI 1,33 - 20,284, p <0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dalmau J, Graus F. Antibody-Mediated Encephalitis. N Engl J Med. Mar 1 2018; 378(9):840-851. doi:10.1056/ NEJMra1708712
2. Dalmau J, Lancaster E, Martinez-Hernandez E, et al. Clinical experience and laboratory investigations in patients with anti-NMDAR encephalitis. The Lancet Neurology. 2011;10(1): 63-74. doi:10.1016/s1474-4422(10)70253-2
3. Dalmau J, Gleichman AJ, Hughes EG, et al. Anti-NMDA-receptor encephalitis: case series and analysis of the effects of antibodies. The Lancet Neurology. 2008;7(12):1091-1098. doi:10.1016/s1474-4422(08)70224-2
4. Florance NR, Davis RL, Lam C, et al. Anti-N-methyl-D-aspartate receptor (NMDAR) encephalitis in children and adolescents. Ann Neurol. Jul 2009;66(1):11-18. doi:10.1002/ ana.21756
5. Warren N, Siskind D, O'Gorman C. Refining the psychiatric syndrome of anti-N-methyl-d-aspartate receptor encephalitis. Acta Psychiatr Scand. Nov 2018;138(5):401-408. doi:10.1111/ acps.12941
6. Sarkis RA, Coffey MJ, Cooper JJ, et al. Anti-N-Methyl-D-Aspartate Receptor Encephalitis: A Review of Psychiatric Phenotypes and Management Considerations: A Report of the American Neuropsychiatric Association Committee on Research. J Neuropsychiatry Clin Neurosci. Spring 2019;31(2):137-142. doi: 10.1176/ appi.neuropsych.18010005
7. Mo Y, Wang L, Zhu L, et al. Analysis of Risk Factors for a Poor Prognosis in Patients with Anti-N-Methyl-D-Aspartate Receptor Encephalitis and Construction of a Prognostic Composite Score. J Clin Neurol. Jul 2020;16(3):438-447. doi:10.3988/jcn.2020.16.3.438