ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “KHUYẾN KHÍCH CHỌN PHƯƠNG PHÁP LỌC MÀNG BỤNG TẠI NHÀ” TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của chương trình “khuyến khích thực hiện lọc màng bụng tại nhà” sau 2 năm triển khai thông qua tỷ lệ bệnh nhân (BN) mới được chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn cuối (STMGĐC) đồng ý chọn lựa phương pháp lọc màng bụng (LMB). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu trên 295 BN STMGĐC mới được chẩn đoán tại Khoa Thận -Lọc máu Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 6 năm 2022. Trong chương trình này, chúng tôi đưa ra kế hoạch tư vấn và chăm sóc toàn diện bao gồm: (1) Tư vấn nâng cao hiểu biết về ba phương thức điều trị thay thế thận gồm thận nhân tạo (TNT), LMB và ghép thận; (2) Chăm sóc toàn diện của bác sĩ chuyên khoa Thận đặt ống thông Tenchkhof, lịch tái khám thuận tiện và dịch vụ cung cấp thuốc (tại Khoa Thận - Lọc máu hoặc tại nhà); (3) Gọi điện thoại để hỏi thăm tình trạng bệnh và giúp đọc kết quả cận lâm sàng định kỳ cho một số BN đặc biệt cần chăm sóc từ xa tại nhà. Tiêu chí chính của nghiên cứu là tỷ lệ BN bị STMGĐC chọn phương pháp LMB. Kết quả: Tuổi trung bình của BN là 62,4 ± 13,0 tuổi, 83% BN là người cao tuổi và 37,7% BN là nam giới. Hầu hết BN sống ở khu vực nông thôn (56,3%). Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) và tăng huyết áp (THA) là hai nguyên nhân hàng đầu của STMGĐC lần lượt là 46,2% và 30,9%. Tỷ lệ BN STMGĐC mới được chẩn đoán chọn LMB là 12,54%. Các rào cản chính đối với việc lựa chọn liệu pháp LMB là nhà có diện tích nhỏ, điều kiện vệ sinh kém và thiếu sự hỗ trợ của gia đình trong việc làm LMB. Kết luận: Sau 2 năm, chương trình khuyến khích sử dụng LMB đã giúp tăng tỷ lệ LMB ở BN STMGĐC so với trước đây. Việc duy trì chương trình khuyến khích thực hiện LMB tại nhà có thể có thể cải thiện hơn nữa việc sử dụng LMB.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lọc màng bụng, suy thận mạn giai đoạn cuối
Tài liệu tham khảo
2. Mai KTT, Minh LH, Thọ ND, Bách N, Tú TTC, Khoa NT. Chi phí trực tiếp và gián tiếp của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối sử dụng các phương pháp lọc máu tại Việt Nam. Tạp chí Y Dược học, ISSN:2734-9209. Số 55- Tháng 8/2022. Trang 113-120.
3. Zhang AH, Bargman JM, Lok CE, et al. Dialysis modality choices among chronic kidney disease patients: identifying the gaps to support patients on home-based therapies. Int Urol Nephrol. 2010;42(3): 759-764.
4. Bách N, Tiến TV (2017). Viêm phúc mạc ở bệnh nhân cao tuổi thẩm phân phúc mạc người cao tuổi. Y học thành phố Hồ Chí Minh ISSN 1859-1779, Phụ Bản Tập 21* Số 3*.
5. Al-Hwiesh AK (2014). Percutaneous peritoneal dialysis catheter insertion by a nephrologist: a new, simple and safe technique. Perit Dial Int 2014 Mar-Apr; 34(2): 204-11.
6. Li, PK-T, Lu, W, Mak, S-K, et al. Peritoneal dialysis first policy in Hong Kong for 35 years: Globalimpact. Nephrology. 2022; 27( 10): 787- 794.
7. Liu, F. X. Et al. A global overview of the impact of peritoneal dialysis first or favored policies: an opinion. Perit. Dial. Int. 35, 406–420 (2015).