THỰC TRẠNG SÂU RĂNG VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TỈNH BÌNH DƯƠNG

Thị Thuý Hồng Võ 1,, Thị Mai Hiên Hoàng 2, Mạnh Tuấn Vũ 3
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội,
2 Phòng khám nha khoa thẩm mỹ Phương Đông
3 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: xác định thực trạng sâu răng và nhu cầu điều trị sâu răng ở nhóm người trên 60 tuổi ở tỉnh Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, chọn mẫu chùm ngẫu nhiên, sử dụng chỉ số sâu mất trám và chỉ số nhu cầu điều trị sâu răng. Kết quả: Sâu răng và sâu chân răng chiếm tỷ lệ 32,1% & 5,7%. Tỷ lệ sâu răng và sâu chân răng giảm dần theo tuổi. Chỉ số trung bình SMT là 13,26 răng, trong đó S là 0,9 răng (6,8%), M là 12,28 răng (92,8%) và T là 0,08 răng (0,6%). Sâu răng và mất răng tăng dần theo tuổi. Nhu cầu điều trị sâu răng chiếm tỉ lệ 32,1% với trung bình mỗi người cần điều trị 2,81 răng sâu. Kết luận: Sâu răng và nhu cầu điều trị sâu răng chiếm tỉ lệ thấp nhưng mất răng chiếm tỉ lệ cao trong cộng đồng người cao tuổi ở tỉnh Bình Dương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mai Hoàng Khanh (2009), Tình hình sức khỏe răng miệng và nhu cầu điều trị răng miệng ở người cao tuổi thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sỹ y học, Khoa Răng hàm mặt, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, 48-59.
2. Nguyễn Thị Ninh (2015), Thực trạng bệnh sâu răng ở người cao tuổi thành phố Hải Phòng và một số yếu tố liên quan năm 2015. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, 44-51.
3. Lâm Kim Triển (2014), Tác động của sức khỏe răng miệng lên chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại một số viện dưỡng lão ở TP.HCM, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y dược TP.HCM, 45-52.
4. Phạm Văn Việt (2004), Nghiên cứu tình trạng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng và đánh giá kết quả hai năm thực hiện nội dung chăm sóc răng miệng ban đầu ở người cao tuổi tại Hà Nội. Luận án tiến sĩ y học, trường Đại học Y Hà Nội, 64-75.
5. Trương Mạnh Dũng (2009), Tình trạng sâu răng ở người cao tuổi phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Đại học y Hà Nội ( Số 1), 4-5.
6. Trần Văn Trường và cs (2002), Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc, Nxb Y học, 70-83.
7. Lu Liu và cs (2013), Prevalence and Correlates of Dental Caries in an Elderly Population in Northeast China, www.plosone.org.
8. Peterson P E và cs (2010), Global oral health of older people – Call for public health action, Community Dental Health, 257–268.