ĐẶC ĐIỂM VẬN ĐỘNG CỦA BỆNH NHÂN PARKINSON KHỞI PHÁT Ở NGƯỜI TRẺ: NGHIÊN CỨU TRÊN 100 TRƯỜNG HỢP

Lê Thị Thúy An1,, Nguyễn Trúc Dung 1, Trần Thanh Tú2, Nguyễn Thi Hùng 3
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Đại học Y Dược Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Sử dụng thang điểm MDS-UPDRS phần III để xác định độ nặng của bệnh Parkinson khởi phát người trẻ và xác định mối tương quan giữa điểm số MDS-UPDRS và điểm Hoehn – Yahr với bệnh Parkinson khởi phát người trẻ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 100 bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh Parkinson khởi phát từ dưới 50 tuổi, đến phòng khám nội thần kinh tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2022. Bệnh nhân được phỏng vấn trực tiếp và khám lâm sàng bởi các bác sĩ chuyên khoa về rối loạn vận động dựa trên bộ câu hỏi soạn sẵn. Dữ liệu được phân tích thống kê bởi chuyên gia thống kê sinh học. Kết quả: Kết quả cho thấy thang điểm MDS-UPDRS phần III trung vị là 35,5 và khoảng tứ phân vị là 25,5 – 47,5. Có sự tương quan thuận mức độ yếu giữa tuổi, thời gian mắc bệnh và sự tương quan thuận mức độ mạnh giữa giai đoạn bệnh theo tiêu chuẩn Hoehn và Yahr với điểm số MDS-UPDRS phần III (p<0,05). Có mối liên quan đáng kể giữa tình trạng tiếp xúc hóa chất trừ sâu, diệt cỏ với điểm số MDS-UPDRS phần III (p<0,05). Kết luận: Một cuộc khảo sát trên 100 bệnh nhân Parkinson khởi phát người trẻ nhận thấy có mối liên quan đáng kể giữa độ nặng thang điểm MDS-UPDRS phần III và thời gian mắc bệnh. Với những bệnh nhân tiếp xúc với thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, chúng tôi nhận thấy mối liên hệ rất đáng kể với thang điểm MDS-UPDRS phần III.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Môn Thị Uyên Hồng. Ảnh hưởng của các rối loạn vận động đối với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson giai đoạn 3 và 4 theo Hoehn và Yahr. Luận văn thạc sĩ Y học – Trường Đại học Y Hà Nội. (2020).
2. Angelopoulou E., Paudel Y. N., Papageorgiou S. G. and Piperi C. Environmental Impact on the Epigenetic Mechanisms Underlying Parkinson's Disease Pathogenesis: A Narrative Review. Brain Sci. (2022); 12(2):175.
3. Goetz C. G., Fahn S., Martinez-Martin P. and et al. Movement disorder society‐sponsored revision of the Unified Parkinson's Disease Rating Scale (MDS‐UPDRS): Process, format, and clinimetric testing plan. Journal of Movement Disorders. (2007); 22(1): 41-47.
4. Mehannaa R., Jankovic J. Young-onset Parkinson's disease: Its unique features and their impact on quality of life. Parkinsonism & Related Disorders. (2019); 65: 39-48.
5. Posta B., Heuvela L., Prooije T. and et al. Young Onset Parkinson's Disease: A Modern and Tailored Approach. Journal of Parkinson's Disease. (2020); 10(s1): 29-36.
6. Postuma R. B., Berg D., Stern M. and et al. MDS clinical diagnostic criteria for Parkinson's disease. Mov Disord. (2015); 30(12): 1591-1601.
7. Tai N. T., Uyen N. L. H., Tuan M. N. and et al. The effect of Non-Motor symptoms on Health-Related quality of life in patients with young onset Parkinson’s Disease: A single center Vietnamese Cross-Sectional study. Clinical Parkinsonism & Related Disorders. (2021); 5: 1-6.
8. Wang C., Zhou C., Guo T. and et al. Association between cigarette smoking and Parkinson’s disease: A neuroimaging study. Therapeutic Advances in Neurological Disorders. (2022); 15: 1-12.