ĐẶC ĐIỂM THAI TRỨNG BÁN PHẦN TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Hoàng Thị Ánh Tuyết1, Nguyễn Hoàng Lam2, Cao Hữu Thịnh3, Bùi Lâm Thương1, Trần Minh Hùng 2, Võ Minh Tuấn1,
1 Đại học Y Dược TP.HCM
2 Bệnh viện Từ Dũ
3 Bệnh viện An Sinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thai trứng bán phần (TTBP) được hiểu là ít nguy cơ trở thành ác tính bởi khả năng diễn tiến đến tân sinh nguyên bào nuôi (TSNBN) thấp. Đến nay tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện về đối tượng TTBP và với cỡ mẫu chưa đủ lớn. Việc hiểu biết về tỷ suất diễn tiến thành TSNBN và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân TTBP sau hút nạo giúp ích cho việc tư vấn, điều trị dự phòng và theo dõi tốt hơn. Mục tiêu: Xác định tỷ suất diễn tiến thành TSNBN và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân TTBP. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 372 bệnh nhân TTBP sau hút nạo tại bệnh viện Từ Dũ từ 01/2020 đến 12/2021. Kết quả: Sau 1 năm theo dõi, có 21 bệnh nhân diễn tiến thành TSNBN, tỷ suất diễn tiến thành TSNBN là 5.7% (KTC 95%: 3.5-8.4). Thời gian diễn tiến thành TSNBN trung bình là 4,67±2,23 tuần, cao nhất ở thời điểm 3-6 tuần sau hút nạo và không ghi nhận trường hợp nào xuất hiện sau 8 tuần hút nạo. Sau phân tích đa biến, tỷ suất TSNBN cao hơn ở bệnh nhân có tiền căn sẩy thai/bỏ thai (HR=2,84 KTC 95%: 1.05-7.69). Kết luận: Tỷ suất diễn tiến thành TSNBN ở bệnh nhân sau hút nạo TTBP là 5.7%. Tiền sử sẩy thai/bỏ thai là yếu tố liên quan đến TSNBN khi làm gia tăng nguy cơ diễn tiến thành TSNBN ở bệnh nhân TTBP lên 2.84 lần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lavie I., Rao G.G., Castrillon D.H., Miller DS, Schorge JO. Duration of human chorionic gonadotropin surveillance for partial hydatidiform moles. American journal of obstetrics and gynecology. May 2005;192(5):1362-4. doi:10.1016/j.ajog.2004.12.080
2. Feltmate C.M., Growdon W.B., Wolfberg A.J., et al. Clinical characteristics of persistent gestational trophoblastic neoplasia after partial hydatidiform molar pregnancy. The Journal of reproductive medicine. 2006;51(11):902-906.
3. Nguyễn Thị Kim Mai, Trần Lệ Thuỷ (2020), Diễn tiến nồng độ βhCG sau hút nạo thai trứng theo các hình thái lâm sàng của bệnh lý nguyên bào nuôi. Luận án Thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TP.HCM.
4. Nguyễn Vũ Quốc Huy. Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của bệnh thai trứng và giá trịcủa βHCG trong tiên lượng bệnh thai trứng. Tạp chí Phụ Sản. 2013;11(4):45-49.
5. Bakhtiyari M., Mirzamoradi M., Kimyaiee P., et al. Postmolar gestational trophoblastic neoplasia: beyond the traditional risk factors. Fertility and sterility. 2015;104(3):649-654.
6. Messerli M.L., A.M. L, Parmley T, Woodruff J.D., Rosenshein N.B. Risk factors for gestational trophoblastic neoplasia. American journal of obstetrics and gynecology. 1985;153(3):294-300.
7. Parazzini F, Mangili G, La Vecchia C, et al. Risk factors for gestational trophoblastic disease: a separate analysis of complete and partial hydatidiform moles. Obstetrics & Gynecology. 1991;78(6):1039-1045.
8. Baltazar J.C. Epidemiological features of choriocarcinoma. Bull World Health Organ. 1976; 54(5):523.