KẾT QUẢ CAN THIỆP CẢI THIỆN KIẾN THỨC VỀ KHỬ KHUẨN - TIỆT KHUẨN DỤNG CỤ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TUỆ TĨNH, NĂM 2020-2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả một số giải pháp can thiệp nhằm cải thiện kiến thức về khử khuẩn – Tiệt khuẩn dụng cụ y tế tại bệnh viện Tuệ Tĩnh. Đối tượng và phương pháp: 101 nhân viên Y tế tại các khoa có sử dụng/xử lý dụng cụ Y tế của bệnh viện Tuệ Tĩnh. Nghiên cứu can thiệp đánh giá trước sau không có nhóm đối chứng. Kết quả: Trung bình tổng điểm kiến thức cơ bản chung về khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế của nhân viên Y tế tăng từ 13,58±7,12 trước can thiệp lên 22,99±5,77 sau can thiệp (p<0,001). Tỷ lệ nhân viên Y tế có kiến thức cơ bản chung về khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế đạt tăng từ 42,9 % trước can thiệp lên 71,3% sau can thiệp (p<0,001). Kết luận: Chương trình can thiệp đã mang lại kết quả khả quan như: Kiến thức của nhân viên Y tế về khử khuẩn – Tiệt khuẩn dụng cụ Y tế được cải thiện rõ rệt, cụ thể: Qua nghiên cứu này cũng cho thấy các giải pháp can thiệp của chúng tôi là phù hợp, khả thi và hiệu quả.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Khử khuẩn, tiệt khuẩn, dụng cụ y tế, nhân viên Y tế, kiến thức
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y Tế (2010) Thông tư 50/2010//TT – BYT ngày 31 tháng 12 năm 2010 Hướng dẫn kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
3. Bộ Y Tế (2011), Thông tư 37/2011/TT-BYT ngày 26/10 năm 2011 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của bệnh viện Y học cổ truyền tuyến tỉnh.
4. Bộ Y Tế (2012), Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012 của Bộ Y Tế về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn.
5. Bộ Y Tế. (1997), Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 về việc Ban hành quy chế bệnh viện.
6. Burute. R. S. (2014), Immediate impact of an educational intervention on knowledge of use of disinfectants in nurses. Int J Basic. 13 (3): p. 507-511