KHẢO SÁT TỶ LỆ TRẺ TỪ 18-36 THÁNG CÓ BIỂU HIỆN RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ BẰNG THANG ĐIỂM M-CHAT TẠI TRƯỜNG MẦM NON Ở THÀNH PHỐ CÀ MAU 2020

Minh Phương Nguyễn 1,, Thiện Thắng Trần 1, Việt Hưng Phan 1, Văn Thi Võ 1, Thanh Thuý Trịnh 2, Thị Minh Hải Ninh 2, Ngọc Thuỳ Nguyễn 2
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phức tạp ở não bộ đặc trưng bởi sự suy giảm trong giao tiếp và phản xạ xã hội, hạn chế về hành vi và cư xử lặp đi lặp lại. Việc phát hiện sớm trẻ có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ để được tư vấn, theo dõi và can thiệp sớm là hết sức cần thiết. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và các yếu tố liên quan và dấu hiệu lâm sàng của trẻ từ 18-36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm sàng lọc trẻ tự kỷ (M-CHAT). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, giáo viên thực hiện đánh giá thang điểm M-CHAT cho 528 trẻ từ 18-36 tháng tuổi học tại trường mầm non ở thành phố Cà Mau. Kết quả: 302 (57,2%) trẻ nam và 226 (42,8%) nữ được ghi nhận, có 35 (6,63%) trẻ dương tính với thang điểm M-CHAT, các câu hỏi trong thang điểm M-CHAT có tỷ lệ dương tính cao là câu 3 (85,71%), 11 (80,0%), 19(88,57%). Tỷ lệ dương tính với thang M-CHAT cao ở nhóm trẻ chậm nói (41,79%) và trẻ có phụ huynh (78,95%), giáo viên (61,82%) nghi ngờ về rối loạn phát triển, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Tỷ trẻ có nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ là 6,63% phản ánh độ nhạy thang M-CHAT do giáo viên đánh giá chưa cao. Trẻ có chậm nói hay trẻ có phụ huynh hoặc giáo viên nghi ngờ có rối loạn phát triển là những nhóm có tỷ lệ dương tính cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. American Psychiatric Association (2013), Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders 5th Edition, Washington DC, p.50
2. CDC (2020). Basics about Autism Spectrum Disorder (ASD) | NCBDDD | CDC [Internet]. Centers for Disease Control and Prevention. 2020 [cited 2020 Oct 20]. Available from: https://www.cdc.gov/ncbddd/autism/facts.html.
3. World Health Organization (2014). Comprehensive and coordinated efforts for the management of Autism spectrum disorders, World Health Organization.
4. Nguyễn Thị Hương Giang và cộng sự (2010), “Nghiên cứu một số nguy cơ của trẻ tự kỷ từ 18 tháng đến 36 tháng tuổi”, Tạp chí y học thực hành, 739(10/2010), Tr.16-18.
5. Phuong Minh Nguyen, Thien Thang Tran (2021), “Clinical characteristics and associated socio-demographic factors of autism spectrum disorder in Vietnamese children”, Curr Pediatr Res2021; 25 (1): 308-312
6. Trần Thiện Thắng (2019), “Khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18-36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ tại phòng khám bệnh viện nhi đồng cần thơ bằng thang điểm M-CHAT”, Tạp Chí Y Dược Học Cần Thơ, 22-25,tr. 293-304.
7. Nguyễn Đức Trí, Trần Diệp Tuấn, (2014), “Nghiên cứu tỷ lệ M-CHAT dương tính (nguy cơ bị rối loạn phổ tự kỷ): Một khảo sát tại cộng đồng trẻ học mầm non từ 16-36 tháng trong Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”, Tạp chí nghiên cứu y học TP. Hồ Chí Minh, 18, tr.454-458.