MỐI LIÊN QUAN GIỮA HỘI CHỨNG NGỪNG THỞ KHI NGỦ TẮC NGHẼN VÀ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TẠI BỆNH VIỆN VINMEC TIMES CITY

Nguyễn Văn Đĩnh1,2,3,, Cấn Thị Hằng1,2, Nguyễn Duy Bộ4
1 Bệnh viện Vinmec Times City
2 Đại Học VinUniversity
3 Đại học Penn State, Hoa Kỳ
4 Đại học Penn State

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ tắc nghẽn và mối liên quan giữa mức độ nặng hội chứng ngừng thở khi ngủ tắc nghẽn (OSA) với hội chứng chuyển hóa và các chỉ số chuyển hóa tại bệnh viện Vinmec Times City. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 97 bệnh nhân được chỉ định đo đa ký giấc ngủ và có đầy đủ thông tin trong hồ sơ thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2021 tại bệnh viện Vinmec Times City. Kết quả: 82/97 (84,5%) bệnh nhân có chỉ số ngưng giảm thở (AHI) trên 5. Tuổi trung bình của bệnh nhân mắc ngừng thở khi ngủ tắc nghẽn là 45,1 ± 12,1. Tỷ lệ nam/nữ: 4,46. Tuổi, HbA1c, và BMI có mối tương quan thuận với chỉ số AHI. Khi so sánh 2 nhóm có hội chứng chuyển hóa: BMI, vòng bụng, HbA1c, AHI cao hơn có ý nghĩa thống kê ở bệnh nhân OSA có hội chứng chuyển hóa.  Chỉ số Sp02 thấp nhất thấp hơn và T90% dài hơn có ý nghĩa thống kê ở bệnh nhân OSA có hội chứng chuyển hóa.  Kết luận: Hội chứng chuyển hóa và OSA có mối tương quan và tương đồng nhau ở nhiều yếu tố. Hội chứng chuyển hóa có nguy cơ làm nặng hơn mức độ ngừng thở khi ngủ và ngược lại.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lee W., Nagubadi S., Kryger M.H., et al. (2008). Epidemiology of obstructive sleep apnea: a population-based perspective. Expert Review of Respiratory Medicine, 2(3), 349–364.
2. Redline S. (2017). Obstructive sleep apnea: Phenotypes and genetics. Principles and Practice of Sleep Medicine. Elsevier, 1102-1109. e5.
3. Senaratna C.V., Perret J.L., Lodge C.J., et al. (2017). Prevalence of obstructive sleep apnea in the general population: A systematic review. Sleep Med Rev, 34, 70–81.
4. Charles W Atwood J. (2008). Obstructive Sleep Apnea: Pathophysiology, Comorbidities, and Consequences. Respiratory Care, 53(3), 380.
5. Margaret Gleeson and Walter T. McNicholas (2022). Bidirectional relationships of comorbidity with obstructive sleep apnoea. EUROPEAN RESPIRATORY REVIEW, 31(164), 210256.
6. Peppard P.E., Young T., Palta M., et al. (2000). Longitudinal Study of Moderate Weight Change and Sleep-Disordered Breathing. JAMA, 284(23), 3015–3021.
7. Jehan S., Zizi F., Pandi-Perumal S.R., et al. (2017). Obstructive sleep apnea and obesity: implications for public health. Sleep medicine and disorders: international journal, 1(4).
8. Tietjens J.R., Claman D., Kezirian E.J., et al. (2019). Obstructive Sleep Apnea in Cardiovascular Disease: A Review of the Literature and Proposed Multidisciplinary Clinical Management Strategy. Journal of the American Heart Association, 8(1), e010440.
9. Lin Q.-C., Zhang X.-B., Chen G.-P., et al. (2012). Obstructive sleep apnea syndrome is associated with some components of metabolic syndrome in nonobese adults. Sleep Breath, 16(2), 571–578.
10. Landry S.A. and Joosten S.A. (2018). Obstructive sleep apnoea and cholesterol: Independence in context. Respirology, 23(12), 1092–1093.