CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH PARKINSON KHỞI PHÁT Ở NGƯỜI TRẺ

Lê Thị Thúy An1,, Trần Thanh Tú2, Nguyễn Thi Hùng3, Nguyễn Văn Tuấn4
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
4 Đại học New South Wales

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa giữa các yếu tố môi trường và sự khởi phát bệnh Parkinson ở người trẻ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thiết kế theo mô hình bệnh - chứng, với 100 bệnh nhân Parkinson khởi phát dưới 50 tuổi và 100 bệnh nhân không mắc bệnh Parkinson. Bệnh nhân được tuyển tại phòng khám nội thần kinh tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2022. Bệnh nhân được phỏng vấn trực tiếp và khám thực thể dựa trên bộ câu hỏi soạn sẵn. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và bệnh được phân tích bằng mô hình hồi qui logistic, với tỷ số odds (OR) và khoảng tin cậy 95% là thước đo mối liên quan. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 43, cao hơn nhóm chứng (36). Sự khác biệt về phân bố giới tính không có ý nghĩa thống kê (P = 0,57). Qua phân tích hồi qui logistic, các yếu tố sau đây có liên quan với tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson: dùng nước giếng (OR = 2,4; khoảng tin cậy 95% [KTC]: 1,3 - 4,6), phơi nhiễm thuốc trừ sâu (OR = 4,1; KTC 95%: 2,2 – 7,4), sống vùng nông thôn (OR = 6,3; KTC 95%: 3,4 - 11,7) và lao động chân tay (OR = 7,1; KTC 95%: 3,6 – 14,2). Kết luận: Bệnh Parkinson khởi phát ở người trẻ có liên quan đến các yếu tố môi trường, đặc biệt là phơi nhiễm thuốc trừ sâu và dùng nước giếng ở vùng nông thôn. Kết quả này có thể giúp cho các bác sĩ lâm sàng có cơ sở khoa học nhận dạng ra những bệnh nhân nào có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Al-Rumayyan A, Klein C, Alfadhel M. Early-Onset Parkinsonism: Case Report and Review of the Literature. Pediatr Neurol. (2017); 67: 102-106.
2. Bower JH, Maraganore DM, McDonnell SK, Rocca WA. Incidence and distribution of parkinsonism in Olmsted County, Minnesota, 1976 - 1990. Neurology. (1999); 52: 1214-1220.
3. Firestone JA, Smith-Weller T, Franklin G, Swanson P, Longstreth WT, Checkoway H. Pesticides and Risk of Parkinson Disease: A Population-Based Case-Control Study. Arch Neurol. (2005); 62(1): 91-95.
4. Moretto A, Colosio C. Biochemical and toxicological evidence of neurological effects of pesticides: the example of Parkinson's disease. Neurotoxicology. (2011); 32(4): 383-391.
5. Noyce A. J., Bestwick J. P., Silveira‐Moriyama L. et al., Meta‐analysis of early nonmotor features and risk factors for Parkinson disease. Annals of Neurology. (2012). 72(6): 893-901, 2012.
6. Post B, van den Heuvel L, van Prooije T, van Ruissen X, van de Warrenburg B, Nonnekes J. Young Onset Parkinson's Disease: A Modern and Tailored Approach. Journal of Parkinson's Disease. (2020); 10(1): 29-36.
7. Postuma BR, Berg D, Stern M, Poewe W. MDS clinical diagnostic criteria for Parkinson's disease. Official journal of the International Parkinson and Movement Disorder Society. (2015).
8. Shi Y, Zhang K và Ye M. Well-Water Consumption and Risk of Parkinson’s Disease: A Meta-Analysis of 15 Observational Studies. Neuropsychiatr Dis Treat. (2021); 17: 3705-3714.