THAY ĐỔI ĐIỂM VAS KHI GÂY TÊ THẦN KINH ĐÙI VÀ THẦN KINH HÔNG TO GIẢM ĐAU CHO BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG CHI DƯỚI TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Vũ Đình Lượng1,2,, Nguyễn Hữu Tú1, Vũ Minh Hải2, Bùi Ngọc Chính2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét sự thay đổi điểm VAS và tính an toàn của kỹ thuật gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to dưới hướng dẫn của siêu âm để giảm đau cho bệnh nhân gãy xương dài cấp cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Quan sát lâm sàng mô tả các bệnh nhân gãy xương dài chi dưới được gây tê thần kinh đùi và hông to dưới hướng dẫn của siêu âm có điểm VAS > 7 tại khoa cấp cứu bệnh viện đa khoa Thái Bình. Kết quả: 105 bệnh nhân trong đó 67 nam và 38 nữ; 50,5% nông dân, 22% lao động tự do, 11,4% công nhân; 32,6% bệnh nhân gãy xương đùi, 63,8% gãy xương cẳng chân trong số đó 60/105 bệnh nhân gãy 2 xương cẳng chân (57,1%), 30/105 bệnh nhân gãy giữa xương đùi (28,65). Điểm VAS thời điểm trước tiêm, sau tiêm 5 phút, 10 phút, 15 phút, 30 phút sau gây tê lần lượt là 8,44 ± 0,55; 4,00 ± 0,76; 2,29 ± 0,49; 0,29 ± 0,45; 0,27 ± 0,45. Không gặp tác dụng phụ và tai biến chứng không mong muốn. Kết luận: Gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to dưới hướng dẫn của siêu âm là phương pháp giảm đau an toàn, hiệu quả; điểm VAS giảm nhanh sau 5 phút thực hiện kỹ thuật gây tê. Không gặp tai biến và tác dụng phụ không mong muốn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wiederhold B.D et al. Nerve Block Anesthesia, in StatPearls. 2023, StatPearls Publishing Copyright © 2023, StatPearls Publishing LLC.: Treasure Island (FL).
2. Bansal L, J.P. Attri and P. Verma. Lower limb surgeries under combined femoral and sciatic nerve block. Anesthesia, essays and researches, 2016. 10(3): p. 432.
3. Bahreini M et al. How much change in pain score does really matter to patients? Am J Emerg Med, 2020. 38(8): p. 1641-1646.
4. Gallagher E.J et al. Reliability and validity of a visual analog scale for acute abdominal pain in the ED. Am J Emerg Med, 2002. 20(4): p. 287-90.
5. Nguyễn Văn Vĩnh và cộng sự. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị gần gãy hở thân 2 xương cẳng chân tại khoa Chấn thương Bệnh viện Đa khoa Thái Bình năm 2008. Hội nghị khoa học công nghệ trường Đại học Y Dược Thái Bình, 2015.
6. Nguyen Huu Chien, Pham Dang Ninh, and Nguyen Tien Binh. Some epidemiological characteristics of bone fracture of motor organs in 5 years at the 103 military hospital. Journal of military Pharmaco-medicine, 2018. 43(1): p. 172-178.
7. Griffioen M.A et al. Change in Pain Score after Administration of Analgesics for Lower Extremity Fracture Pain during Hospitalization. Pain Manag Nurs, 2019. 20(2): p. 158-163.
8. Griffioen M.A and G. OʼBrien. Analgesics Administered for Pain During Hospitalization Following Lower Extremity Fracture: A Review of the Literature. J Trauma Nurs, 2018. 25(6): p. 360-365.
9. Sinha A et al. Evaluating Analgesic Efficacy of Single Femoral Nerve Block versus Combined Femoral-Sciatic Nerve Block Post Total Knee Arthroplasty. Anesth Essays Res, 2020. 14(2): p. 326-330.
10. Xiao R et al. Dexmedetomidine Combined with Femoral Nerve Block Provides Effective Analgesia Similar to Femoral Nerve Combined with Sciatic Nerve Block in Patients Undergoing Total Knee Arthroplasty: A Randomized Controlled Study. Drug Des Devel Ther, 2022. 16: p. 155-164.