ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI CHỨNG CHUYẾN HÓA ĐẾN CHỨC NĂNG THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định sự ảnh hưởng của hội chứng chuyển hóa (HCCH) đến chức năng thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) type 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành với 183 bệnh nhân (BN) ĐTĐ type 2 có HCCH và 75 BN ĐTĐ type 2 không có HCCH tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình từ tháng 2 đến hết tháng 8/2022. Tất cả các BN đều được siêu âm – Doppler tim đánh giá chức năng thất trái. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 69,3 ± 7,8, trong đó nhóm tuổi từ 60 – 69 ở nhóm có hội chứng chuyển hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 74%). Tỷ lệ nữ/nam nhóm có HCCH là 2/1. Nhóm BN ĐTĐ type 2 có HCCH có thời gian co đồng thể tích (IVCT), thời gian giãn đồng thể tích (IVRT) lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có HCCH (tương ứng là 94,8 ± 38,1 so với 77,5 ± 40,2 (ms), p < 0,05 và 116,5 ± 32,1 so với 94,4 ± 39,9 (ms), p < 0,001); chỉ số Tei thất trái lớn hơn có ý nghĩa thống kê (0,81 ± 0,35 so với 0,64 ± 0,20, p < 0,05). Ở nhóm có HCCH vận tốc sóng E nhỏ hơn, vận tốc sóng A lớn hơn, tỷ lệ E/A nhỏ hơn so với nhóm không có HCCH có ý nghĩa thống kê (tương ứng là 48,8 ± 19,1 so với 54,4 ± 18,0; 77,4 ± 21,5 so với 70,8 ± 18,3; 0,66 ± 0,42 so với 0,79 ± 0,32; p < 0,05); không có sự khác biệt về phân số co cơ (%D), phân xuất tống máu (EF%), thể tích nhát bóp (SV) và cung lượng tim (CO) giữa nhóm có và không có HCCH. Kết luận: Các yếu tố của hội chứng chuyển hóa làm giảm chức năng tâm trương và chức năng toàn bộ thất trái nhưng không ảnh hưởng đến chức năng tâm thu thất trái ở BN ĐTĐ type 2
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường type 2 (ĐTĐ), hội chứng chuyển hóa (HCCH), chức năng thất trái.
Tài liệu tham khảo
2. Burchfiel CM, Skelton TN et al (2005), “Metabolic Syndrome and Echocardiographic Left Ventricular Mass in Blacks”. Circulation; 112:819-827.
3. Andrew Mente 1, Salim Yusuf, Shofiqul Islam, Matthew J McQueen, Supachai Tanomsup, Churchill L Onen, Sumathy Rangarajan, Hertzel C Gerstein, Sonia S Anand; INTERHEART Investigators, Metabolic syndrome and risk of acute myocardial infarction a case-control study of 26,903 subjects from 52 countries, J Am Coll Cardiol. 2010 May 25;55 (21):2390-8. doi: 10.1016/j.jacc.2009.12.053.
4. American Diabetes Association, (2010), Standards of Medical Care in Diabetes-2010, Diabetes Care. 2010 Mar; 33(3) (Suppl. 1):S11–S61
5. Alberti KG., Eckel RH., Grundy SM. et al, Harmonizing the metabolic syndrome: a joint interim statement of the International Diabetes Federation Task Force on Epidemiology and Prevention; National Heart, Lung, and Blood Institute; American Heart Association; World Heart Federation; International Atherosclerosis Society; and International Association for the Study of Obesity. Circulation, 05 Oct 2009, 120(16):1640-1645.
6. Ilercil A., Devereux R.B., Roman M. (2001), “Relationship of impaired glucose tolerance to left Venticular structure and function”, The Strong Heart Study, Am Heart J, (141), pp. 992-998.
7. Poirier, Bogaty, Garneau, Marois, Dumesnil (2001), "Diastolic dysfunctions in normotentive men with well – control type 2 Diabetes", Diabetes cares, 24, pp. 5-10.
8. Alxander Tenenbaum et al (2003), "Increased prevalence of left ventricular hypertrophy in hypertensive women with type 2 diabetes mellitus, Cardiovascular Diabetology 2", Medicine and Biology, 14(1), pp. 36-49.
9. Bajrakatari G., Koltai M.S., Ademaj., Rexhepaj., Qirko S., Ndrepepa G. (2006), “Relationship between insulin resitance and left ventricular diastolic dysfunctions in patients with Impair Glucose and type 2 diabetes”, Internal Journal of Cardiology, pp. 206-20.
10. Grand AM, Maresca AM, Giudici E et al (2006), “Metabolic syndrome and morphofunctional characteristics of the left ventricle in clinically hypertensive nondiabetic subjects Am J Hypertens;19(2):199-205.