NGHIÊN CỨU XỬ TRÍ THIỂU ỐI Ở TUỔI THAI ĐỦ THÁNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Thiểu ối làm tăng nguy cơ suy thai và đẻ khó vì chèn ép dây rốn và thai khó bình chỉnh tốt trong chuyển dạ. Mục tiêu: Đánh giá kết cục thai kỳ của các thai phụ thiểu ối ở tuổi thai đủ tháng tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2022. Tiêu chuẩn lựa chọn: Có 1 thai, tuổi thai từ 37 tuần trở lên được chẩn đoán thiểu ối khi siêu âm có chỉ số AFI < 5cm. Tiêu chuẩn loại trừ: Thai phụ đang mắc bệnh cấp tính: nhiễm khuẩn toàn thân, lao phổi, viêm gan, không đẻ tại viện, ối ít do rỉ ối, ối vỡ. Thiết kế nghiên cứu: mô tả, cắt ngang. Kết quả: Tuổi mẹ trung bình là 27,7 ± 5 tuổi. Nhóm thai quá ngày dự kiến sinh chiếm 7,5%. Tỉ lệ thai phụ khi nhập viện chưa chuyển dạ chiếm 35,8%. Nhóm chỉ số ối ở mức 21 – 40mm chiếm 64,18%, nhóm có chỉ số ối ≤ 20mm chiếm 19,4%. Tỉ lệ mổ lấy thai là 85,1%. Chỉ định mổ lấy thai là do chỉ số ối ≤ 20mm chiếm 27,2%. 9,7% trường hợp hồi cứu không có nước ối sau đẻ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thiếu ối, kết quả xử trí sản khoa
Tài liệu tham khảo
2. Lê Lam Hương (2014), "Nghiên cứu tình hình chuyển dạ của sản phụ mang thai thiểu ối", Tạp chí phụ sản. 12(3), tr. 70 - 73.
3. Võ Đông Hải và Nguyễn Trung Kiên Phạm Thị Thu Hồng (2018), "Tình hình, mức độ thiểu ối và một số yếu tố liên quan ở sản phụ mang thai đủ tháng tại bệnh viện Sản Nhi An Giang", Tạp chí Y dược học Cần Thơ, tr. 5 - 12.
4. Đinh Lương Thái (2012), "Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và thái độ xử trí với thai từ 22 đến 37 tuần bị thiểu ối tại bệnh viện Phụ sản Trung ương", Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Hoàng Phương Thảo (2017), "Nghiên cứu kết quả thai nghén của các trường hợp thiểu ối từ 22 đến 37 tuần tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương", Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
6. Ninh Văn Minh (2013), "Thiểu ối ở thai trên 28 tuần, các yếu tố liên quan và phương pháp xử trí tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình", Tạp chí Y học thực hành. 874(6), tr. 90-1.
7. Sima S.Nagawkar Guy shrem, Mordechai Hallk và Asnat Walfisch (2016), "Isolated Oligohydramnios at Term as an Indication for Labor Induction: A Systematic Review and Meta-Analysis", Fetal Diagn Ther. 4, tr. 1015 - 3837.
8. J. P. Phelan và các cộng sự. (1987), "Amniotic fluid volume assessment with the four-quadrant technique at 36-42 weeks' gestation", J Reprod Med. 32(7), tr. 540-2.
9. L. N. Petrozella và các cộng sự. (2011), "Clinical significance of borderline amniotic fluid index and oligohydramnios in preterm pregnancy", Obstet Gynecol. 117(2 Pt 1), tr. 338-342.