SO SÁNH TỶ LỆ TRẢI NGHIỆM NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ TRƯỚC VÀ SAU KHI ÁP DỤNG CAN THIỆP 5S TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ, NĂM 2021

Nguyễn Văn Nguyên1,, Lã Ngọc Quang2, Nguyễn Văn Tập3, Nguyễn Quỳnh Trúc4, Lại Văn Nông5, Nguyễn Thị Hồng Nga5
1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp thẩm mỹ FOB
2 Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội
3 Trường Đại học Trà Vinh
4 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
5 Bệnh viện Trường đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phương pháp quản lý 5S được công nhận là nền tảng của phương pháp chăm sóc sức khỏe tinh gọn, bằng cách loại bỏ tất cả các yếu tố không tạo ra giá trị giúp tối đa hóa mức giá trị gia tăng. Sau 01 năm tiến hành can thiệp 5S, mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá về sự thay đổi tỷ lệ trải nghiệm người bệnh nội trú sau can thiệp 5S tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2021. Phương pháp nghiên cứu phỏng thực nghiệm so sánh trước sau không có nhóm đối chứng. Đối tượng nghiên cứu là người bệnh được đang được quản lý và điều trị nội trú tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Sử dụng “Phiếu khảo sát trải nghiệm bệnh nhân trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện” được xây dựng dựa trên phiên bản 3.0 của Sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Qua quá trình can thiệp, tỷ lệ trải nghiệm người bệnh có sự gia tăng ở lúc nhập viện, nằm viện, viện phí và lúc xuất viện. Tỷ lệ trải nghiệm lúc nhập viện tăng từ 68,4% lên 68,6%, tỷ lệ trải nghiệm trong thời gian nằm viện tăng từ 31,0 lên 35,8%, chi trả viện phí tăng từ 78,4% lên 86,2% và lúc xuất viện tăng từ 46,8% lên 66,4%. Kết quả cho thấy tỷ lệ trải nghiệm chung người bệnh nội trú tăng từ 12,25 lên 16,6%. Nghiên cứu cho thấy hiệu quả can thiệp 5S đã tác động tích cực làm tăng tỷ lệ trải nghiệm tốt ở người bệnh nội trú.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Robison J. What Is the "Patient Experience"? Business Journal. Accessed May 20, 2021. 2021; Available from: https://news.gallup.com/ businessjournal/143258/patient-experience.aspx.
2. Bộ Y tế Việt Nam, Quyết định số 6858QĐ/BYT, Quyết định ban hành bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam. 2016.
3. Bộ y tế Việt Nam, Hướng dẫn xây dựng thí điểm một số chỉ số cơ bản đo lường chất lượng bệnh viện. 2016.
4. Joosten EA, D.-M.L., de Weert GH, Sensky T, van der Staak CP, de Jong CA, Systematic review of the effects of shared decision-making on patient satisfaction, treatment adherence and health status. Psychotherapy and psychosomatics, 2008. 77(4): p. 219-226.
5. Mohd A, C.A., Patient satisfaction with services of the outpatient department. Medical journal, Armed Forces India, 2014. 70(3): p. 237-242.
6. Sở Y tế TPHCM. Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh chính thức giới thiệu “Phiếu khảo sát trải nghiệm người bệnh trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện”. 2019; Available from: http://medinet.hochiminhcity.gov.vn/quan-ly-chat-luong-kham-chua-benh/so-y-te-tp-ho-chi-minh-chinh-thuc-gioi-thieu-phieu-khao-sat-trai-nghiem-nguoi-b-cmobile8-12145.aspx.
7. Trần Đắc Nguyên Anh, Trải nghiệm bệnh nhân nội trú tại khoa Nội điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2021 và các yếu tố liên quan. 2023, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch: TPHCM. p. 94.
8. Sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát trải nghiệm của người bệnh trong thời gian điều trị nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2020. 2021; Available from: https://medinet.gov.vn/quan-ly-chat-luong-kham-chua-benh/ket-qua-khao-sat-trai-nghiem-cua-nguoi-benh-trong-thoi-gian-dieu-tri-noi-tru-ta-c8-37740.aspx.