ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM TẠI HUYỆN HƯNG HÀ TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2021 -2022

Lê Minh Ngọc1,, Nguyễn Văn Ngọc 1, Nguyễn Đăng Thương1, Nguyễn Thị Hồi1
1 Bệnh viện Tâm thần Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến mang lại gánh nặng bệnh tật nhiều nhất, gây tổn thất hàng đầu về chi phí y tế trên thế giới. Tại Việt Nam, chương trình Quốc gia về chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng đã được triển khai trên cả nước nhằm phát hiện, điều trị và quản lý các rối loạn tâm thần tại cộng đồng nhưng chưa được phủ kín toàn bộ. Tại địa bàn tỉnh Thái Bình đã có một số nghiên cứu về rối loạn trầm cảm, tuy nhiên những nghiên cứu này tập trung nghiên cứu yếu mô tả một số yếu tố dịch tễ và đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm, chưa có nghiên cứu can thiệp điều trị tại cộng đồng, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này: “Đánh giá kết quả điều trị bằng thuốc ở bệnh nhân trầm cảm tại huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình năm 2021-2022”. Mục tiêu: “Đánh giá kết quả điều trị bằng thuốc ở bệnh nhân trầm cảm tại huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình”. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp cộng đồng trên 278 bệnh nhân tuổi từ 18 – 60 tuổi (xã Tân Lễ: 178 bệnh nhân; xã Điệp Nông: 100 bệnh nhân) được can thiệp bằng thuốc chống trầm cảm trong 6 tháng,  từ tháng 2/2021 đến tháng 11/2022. Kết quả: Liều trung bình sử dụng Amitriptylin là 41,12 ± 15,43 mg/BN/ngày trong đó liều dùng thấp nhất là 12,5 mg/BN/ngày, liều dùng cao nhất là 75mg/BN/ngày. Liều sử dụng trung bình Fluoxetin là 38,30 ± 15,88 mg/BN/ngày, trong đó liều dung cao nhất là 60 mg/BN/ngày, liều dung thấp nhất là 20 mg/BN/ngày. Thời gian điều trị ổn định trung bình 5,12 ± 1,05 tháng. Thời gian điều trị trung bình của bệnh nhân trầm cảm nhẹ là là thấp nhất 4,18 ± 1,07 tháng, ở bệnh nhân trầm cảm vừa là 5,54 ± 0,58 tháng, ở bệnh nhân trầm cảm nặng không loạn thần là 6 ± 0,00 tháng.  Kết quả điều trị bằng thuốc cho thấy giảm tỉ lệ trầm cảm qua các thời điểm. Nghiên cứu cho thấy kết quả điều trị bằng thuốc ở bệnh nhân mắc trầm cảm cho thấy có sự thuyên giảm về mức độ trầm cảm khi đánh giá qua các thời điểm trong quá trình điều trị.  Kết luận: Thời gian điều trị, số lượng thuốc và liều sử dụng thuốc chống trầm cảm ít ngắn hơn đối với trầm cảm mức độ nhẹ và vừa. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất cần thiết. Cần tổ chức đào tạo, tập huấn cho nhân viên y tế tại các tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chuyên khoa liên quan các kiến thức và kỹ năng phát hiện sớm, đánh giá, và điều trị trầm cảm để quản lý và điều trị sớm cho bệnh nhân trầm cảm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1.World Health Organization. Depression and Other Common Mental Disorders: Global Health Estimates. Published online 2017.
2. La Đức Cương và Trần Trung Hà (2013), "Dịch tễ lâm sàng 10 rối loạn tâm thần thường gặp ở cộng đồng thuộc 8 vùng kinh tế-xã hội khác nhau trên cả nước", Tạp chí Tâm thần học. 4, trang 23-27.
3. Dương Minh Tâm và Trần Nguyễn Ngọc (2022), "Một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở người bệnh suy tim điều trị tại Viện Tim mạch-Bệnh viện Bạch Mai", Tạp chí Nghiên cứu Y học. 155(7), trang 34-42.
4. Đặng Duy Thanh (2019), Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn trầm cảm bằng liệu pháp kích hoạt hành vi kết hợp với thuốc amitriptyline tại 4 xã/phường của tỉnh Khánh Hòa, Luận án tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội.
5. Ramic E, Prasko S, Gavran L, Spahic E. Assessment of the Antidepressant Side Effects Occurrence in Patients Treated in Primary Care. Mater Socio-Medica. 2020;32(2):131-134. doi:10.5455/msm.2020.32.131-134.