TIỂU ĐẢO BỆNH SINH CỦA HELICOBACTER PYLORI Ở UNG THƯ DẠ DÀY TẠI VIỆT NAM

Vũ Văn Khiên1,, Trần Thị Huyền Trang1, Phạm Hồng Khánh1, Phan Quốc Hoàn1, Nguyễn Quang Duật2, Trần Thanh Huyền2, Trịnh Xuân Hùng1, Bùi Thanh Thuyết1
1 Bệnh viện TWQĐ 108
2 Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) có liên quan đến một số bệnh dạ dày. Gen cag-PAI được xếp là một trong yếu tố độc lực quan trọng của H. pylori. Các nghiên cứu cho biết tần suất của cag-PAI chiếm 60-70% trong tổng các chủng H. pylori phương Tây và 100% cho các chủng H. pylori Đông Á. Tại Việt Nam, gen cag-PAI chưa được nghiên cứu nhiều. Mục tiêu: Nghiên cứu tìm hiểu vai trò của cag-PAI trong bệnh lý dạ dày và mối liên quan của cag-PAI với ung thư dạ dày tại Việt Nam. Đối tượng & phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 623 bệnh nhân nhiễm H. pylori trong đó có: UTDD (n =154), LDD (n = 129), LTT (n = 161) và VDDM (n =179). Chẩn đoán UTDD và VDDM dựa mô bệnh học. Tình trạng cag-PAI được xác định bằng kỹ thuật Realtime-PCR. Kết quả: Tỷ lệ cag-PAI (+) ở UTDD tăng cao nhất (100%) so với cag-PAI (+) ở bệnh nhân: LDD (89,9), LTT (90), VDDM (78,2). Tỷ lệ cag-PAI nguyên vẹn tăng cao có ý nghĩa (p<0,05) ở bệnh nhân UTDD (90,3%), LDD (88,4%), LTT (87,6%) so với cag-PAI nguyên vẹn ở VDDM (76,5%). Tỷ lệ cag-PAI nguyên vẹn tăng cao có ý nghĩa ở UTDD týp  III so với cag-PAI nguyên vẹn ở UTDD týp I-II. Tỷ lệ gen cag-PAI nguyên vẹn ở bệnh nhân UTDD thể lan tỏa-hỗn hợp tăng cao hơn có ý nghĩa (p < 0,05) so với cag-PAI nguyên vẹn ở UTDD thể ruột. Kết luận: Tỷ lệ cag-PAI nguyên vẹn tăng cao ở bệnh nhân UTDD, liên quan chặt chẽ đến hình thái nội soi  và mô bệnh học ở bệnh nhân ung thư dạ dày tại Việt Nam

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Noto JM, Richard MPJ. The Helicobacter pylori cag Pathogenicity Island. Methods Mol Biol 2012; 921: 41-50
2. Maeda S, Yoshida H, Ikenoue T, et al. Structure of cag pathogenicity island in Japanese Helicobacter pylori isolates. Gut 1999;44: 336-341
3. Nguyen LT, Uchida T, Murakami K, et al. Helicobacter pylori virulence and the diversity of gastric cancer in Asia. Journal of Medical Microbiology 2008;57: 1445-1453
4. Cover TL. Helicobacter pylori diversity and gastric cancer risk. Minireview 2016;7(1): e01869-15
5. Liévano FC, Gama ET, Hernández MMB, et al. Cag-PAI pathogenicity island of Helicobacter pylori and its association to preneoplastic lesions and gastric cancer. Revista U.D.C.A Actualidad & Divulgación Científica 2018;21(2): 309-318
6. Ikenoue T, Maeda S, Ogura K, et al. Determination of Helicobacter pylori virulence by simple gene analysis of the cag Pathogenicity Island. Clinical and Diagnostic Laboratory Immunology 2001;8(1): 181-186
7. Hsu PI, Il-ran Hwang, Cittelly D, Yamaoka Y, et al. Clinical presentation in relation to diversity within the Helicobacter pylori cag Pathogenicity Island. The American Journal of Gastroenterology 2002;97(9): 2231-2238
8. Ali M, Khan AA, Tiwari SK, et al. Association between cag-pathogenicity island in Helicobacter pylori isolates from peptic ulcer, gastric carcinoma, and nonulcer dyspepsia subjects with histological changes. World J Gastroenterol 2005;11(43): 6815-6822