KHẢO SÁT MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TẠI BỆNH VIỆN 19-8
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm mật độ xương của bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 3- giai đoạn 5 và bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện 19-8. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 152 bệnh nhân bệnh thận mạn chia 2 nhóm gồm: 93 bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 3- giai đoạn 5 chưa điều trị thay thế thậnVà 59 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ tại Bệnh Viện 19-8. Tất cả bệnh nhân được lấy máu xét nghiệm và đo mật đọ xương ở vị trí cột sống thắt lưng, cổ xương đùi bằng phương pháp DEXA. Kết quả: 93 bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 3- giai đoạn 5 chưa điều trị thay thế thận (nữ 22,6% và nam 77,4%) tuổi trung bình: 67,71±15,0344 Mật độ xương trung bình: Cột sống thắt lưng (1,0939± 0,213g/cm2), toàn bộ xương đùi (0,8591± 0,256g/cm2), cổ xương đùi (0,7679±0,166g/cm2). Tỷ lệ loãng xương: 31,2% tỷ lệ Giảm mật độ xương: 39,8 % 59 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ tại (nữ 33,9%, nam 66,1%) tuổi trung bình: 52± 14,1446. Mật độ xương trung bình: Cột sống thắt lưng (1,072±0,167g/cm2), toàn bộ xương đùi (0,8178± 0,131 g/cm2), cổ xương đùi (0,7457± 0,127g/cm2). Tỷ lệ loãng xương: 28,8% tỷ lệ Giảm mật độ xương: 50,8 %
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Loãng xương, bệnh thận mạn
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Thanh. Nghiên cứu mật độ xương và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thay thế, luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.2009.
3. Nguyễn Minh thủy. Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân suy thận mạn từ 50 tuổi trở lên và một số yếu tố liên quan, luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2010.
4. Malluche H, Faugere M-C. Renal bone disease 1990: An unmet challenge for the nephrologist. Kidney International. 1990;38(2):193-211. doi:10.1038/ki.1990.187
5. Malluche HH. Renal bone disease--an ongoing challenge to the nephrologist. Clin Nephrol. 1995;44 Suppl 1: S38-41.
6. International Society of Nephrology (2009), "KDIGO clinical practice guideline for the diagnosis, evaluation, prevention and treatment of chronic kidney disease- mineral and bone disorders (CKD-MBD)",
Kidney International Supplements. 76.
7. International society of nephrology (2017), "KDIGO 2017 clinical practice guideline update for the diagnosis, evaluation, prevention, and treatment of chronic kidney disease–mineral and bone disorder (CKDMBD)", Kidney International Supplements. 7, pp. 1-59.
8. Jamal SA, Cheung AM, West SL, Lok CE. Bone mineral density by DXA and HR pQCT can discriminate fracture status in men and women with stages 3 to 5 chronic kidney disease. Osteoporos Int. 2012;23(12):2805-2813. doi:10.1007/s00198-012-1908-y
9. Fernandez-Martin, J. L., et al. (2013), "COSMOS: the dialysis scenario of CKD-MBD in Europe", Nephrol Dial Transplant. 28(7), pp. 1922-1935
10. Nguyễn Hoàng Thanh Vân (2015), Nghiên cứu nồng độ betacrosslaps, hormon tuyến cận giáp huyết thanh ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược Huế