PHÁT HIỆN DNA MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS TRONG MẪU PHẾT NIÊM MẠC MIỆNG VỚI KỸ THUẬT REAL-TIME PCR TRONG CHẨN ĐOÁN LAO PHỔI

Phước Thịnh Trần 1,2, Hữu Lân Nguyễn 3, Văn Chương Lê 1,4, Quang Huy Vũ 1,4,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
4 Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học, Bộ Y tế, Đại học Y Dược TP. HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị chẩn đoán của xét nghiệm phát hiện DNA Mycobacterium tuberculosis trong mẫu phết niêm mạc miệng của bệnh nhân nghi ngờ mắc lao phổi bằng kỹ thuật real-time PCR và phân tích một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 85 bệnh nhân là người trưởng thành, nghi ngờ mắc lao phổi. Phát hiện DNA Mycobacterium tuberculosis trong mẫu phết niêm mạc miệng bằng kỹ thuật real-time PCR và so sánh với xét nghiệm Xpert MTB/RIF Ultra (Xpert MTB) mẫu đàm. Kết quả: Độ nhạy và độ đặc hiệu của mẫu phết niêm mạc miệng là 74,4% và 100%. Mật độ vi khuẩn thấp, ăn uống trước lấy mẫu là những yếu tố có liên quan đến sự âm tính giả của mẫu phết niêm mạc miệng. Ở những bệnh nhân phải lấy đàm kích thích hoặc nộp đàm trễ thì mẫu phết niêm mạc miệng cũng phát hiện DNA vi khuẩn ở 10/14 và 9/12 trường hợp theo thứ tự tương ứng. Kết luận: Nghiên cứu đã cho thấy tính khả thi của mẫu phết niêm mạc miệng và tiềm năng bổ sung cho mẫu đàm nhằm cải thiện về thời gian chẩn đoán và giảm tỷ lệ bệnh nhân phải chịu một số thủ thuật xâm lấn trong chẩn đoán lao phổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Oberhelman. Richard A, Soto-Castellares. Giselle, Gilman. Robert H, et al. (2010), "Diagnostic approaches for paediatric tuberculosis by use of different specimen types, culture methods, and PCR: a prospective case-control study", The Lancet infectious diseases, 10 (9), 612-620.
2. Luabeya. Angelique K, Wood. Rachel C, Shenje. Justin, et al. (2019), "Noninvasive Detection of Tuberculosis by Oral Swab Analysis", Journal of clinical microbiology, 57 (3), e01847-01818.
3. Nicol. Mark P, Wood. Rachel C, Workman. Lesley, et al. (2019), "Microbiological diagnosis of pulmonary tuberculosis in children by oral swab polymerase chain reaction", Sci Rep, 9 (1), 1-5.
4. Mateus Sakundarno, Nurjazuli Nurjazuli, Sutopo Patria Jati, et al. (2009), "Insufficient quality of sputum submitted for tuberculosis diagnosis and associated factors, in Klaten district, Indonesia", 9 (1), 16.
5. Shubhada Shenai, Danielle Amisano, Katharina Ronacher, et al. (2013), "Exploring alternative biomaterials for diagnosis of pulmonary tuberculosis in HIV-negative patients by use of the GeneXpert MTB/RIF assay", 51 (12), 4161-4166.
6. R. C. Wood, A. K. Luabeya, K. M. Weigel, et al. (2015), "Detection of Mycobacterium tuberculosis DNA on the oral mucosa of tuberculosis patients", Sci Rep, 5, 8668.
7. Alliny de Souza Bastos, Andressa Rosa Perin Leite, Rubens Spin-Neto, et al. (2011), "Diabetes mellitus and oral mucosa alterations: prevalence and risk factors", 92 (1), 100-105.
8. Lima. Fabiano, Santos. Andrea S, Oliveira. Roberto D, et al. (2020), "Oral swab testing by Xpert® MTB/RIF Ultra for mass tuberculosis screening in prisons", Journal of Clinical Tuberculosis Other Mycobacterial Diseases, 19, 100148.