ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG NGỘ ĐỘC MỘT SỐ MA TÚY TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Thị Xuân Đặng 1,, Trung Anh Nguyễn 2
1 Trung Tâm Chống Độc - Bệnh viện Bạch Mai
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ngộ độc ma túy không phải nhóm opi tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả 72bệnh nhân ngộ độc ma túy không phải nhóm opiđiều trị tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2017 đến 6/2019. Kết quả: Loại ma túy thường gặp: Amphetamin (29,2%), MET (22,2%), MDMA (19,4%), THC (20,8%), Ketamin (8,3%). Đặc điểm lâm sàng chủ yếu về tim mạch và thần kinh trung ương trong hội chứng cường giao cảm và hội chứng serotonin: nhịp tim nhanh (73,6%), tăng huyết áp (45,8%),sốt (43,1%); Rối loạn ý thức 100% (kích thích 58,3%, vật vã 23,6% và 18,1% lẫn lộn/hôn mê); tăng tiết mồ hôi (77,8%), giãn đồng tử (59,7%), tăng trương lực cơ (55,6%), tăng phản xạ gân xương (47,2%);  84,7% có hội chứng serotonin. Cận lâm sàng: tăng bạch cầu (41,7%), tăng CK (38,9%), tiêu cơ vân (13,9%),suy thận cấp (12,5%), tăng troproninT 10%. Kết luận: Đánh giá đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ngộ độc ma túy cần thiết để chẩn đoán và xử trí cấp cứu cho các bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. United Nations Office on Drugs and Crime (UNODC) 2016. World Drug Report 2016.
2. Nguyễn Thanh Long và và cộng sự. Hành vi nguy cơ lây nhiễm và tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại khu vực nông thôn miền núi tỉnh Bắc Giang, năm 2010. Tạp chí Y học thực hành2010, số 742-743: 197-200
3. Nguyễn Thị Dụ, Định hướng chung chẩn đoán và xử trí ngộ độc cấp, Tư vấn chẩn đoán và xử trí nhanh ngộ độc cấp. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2004; 9-22.
4. Gainza I., Nogue S., Martinez Velasco C.,et al (2003), "Drug poisoning", An Sist Sanit Navar, 26 (1): 99-128.
5. Spiller H. A., Hays H. L., Aleguas A. (2013), "Overdose of drugs for attention-deficit hyperactivity disorder: clinical presentation, mechanisms of toxicity, and management", CNS Drugs, 27(7), tr. 531-43.
6. Fogel C Osborne GB (2008), "Understanding the motivations for recreational marijuana use among adult Canadians", Substance Use & Misuse,43(3-4), 539–72.
7. Robert J Hoffman (2020), “Ketamine poisoning”, Uptodate 2020.
8. Geetruida D van Dijken, Renske E Blom, Ronald J Hené, et al (2013), High incidence of mild hyponatraemia in females using ecstasy at a rave party, Nephrol Dial Transplant, 28(9):2277-83.