TỶ LỆ THIẾU MÁU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ MANG THAI TỚI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG NĂM 2021

Lê Thị Huyền1,, Bùi Thị Hoàng Lan1
1 Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thiếu máu thai kỳ là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng và được quan tâm tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Thiếu máu thai kỳ gây ảnh hưởng nặng nề đến mẹ và trẻ trong quá trình mang thai và sinh nở. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ thiếu máu thai kỳ và các yếu tố liên quan của phụ nữ mang thai đến khám tại khoa Khám bệnh B bệnh viện Hùng Vương năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, phỏng vấn trực tiếp 255 phụ nữ mang thai đến khám thai tại khoa Khám bệnh B bệnh viện Hùng Vương, thời điểm tháng 03/2021 đến tháng 05/2021 với phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Tỷ lệ thiếu máu là 14,1%; trong đó 83,3% thiếu máu nhẹ, 16,7% thiếu máu trung bình. Các yếu tố liên quan đến thiếu máu trong thai kỳ: tuổi mẹ, số lần mang thai, số lần sinh con, bệnh lý phụ khoa, tần suất sử dụng trà, sử dụng nhóm các loại thịt. Kết luận: Cần có kế hoạch dự phòng và can thiệp tình trạng thiếu máu thai kỳ đặc biệt ở các nhóm đối tượng trên 35 tuổi, mang thai từ 3 lần trở lên, có các bệnh lý phụ khoa; và kết hợp tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO (2008). Worldwide prevalence of anaemia 1993–2005, pp.35-39.
2. Bondevik GT, Eskeland B, Ulvik RJ, et al (2000). Anaemia in pregnancy: possible causes and risk factors in Nepali women. European Journal of Clinical Nutrition, 54(1):3-8.
3. Gudeta TA, Regassa TM, Belay AS (2019). Magnitude and factors associated with anemia among pregnant women attending antenatal care in Bench Maji, Keffa and Sheka zones of public hospitals, Southwest, Ethiopia, 2018: A cross -sectional study. PLoS One, 14 (11):e0225148.
4. Trần Khánh Vân (2018). Dinh dưỡng với phát triển kinh tế xã hội và một số chỉ số về tình hình dinh dưỡng hiện nay tại Việt Nam, http://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc/dinh-duong-voi-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-va-mot-so-chi-so-ve-tinh-hinh-dinh-duong-hien-nay-tai-viet-nam.html, truy cập 20/10/2020.
5. Bệnh viện Hùng Vương. Tổng quát về bệnh viện, https://bvhungvuong.vn/gioi-thieu/gioi-thieu-tong-quat-ve-benh-vien, truy cập 14/10/2020.
6. Đặng Hải Đăng, Nguyễn Thanh Dân, Trần Thị Thúy An, Trần Thị Trúc Huệ (2020). Tỷ lệ thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt và một số yếu tố liên quan của phụ nữ có thai đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Cái Nước, tỉnh Cà Mau năm 2017 – 2018, Tạp chí Y học dự phòng, 30(1):102.
7. WHO (2011) Haemoglobin concentrations for the diagnosis of anaemia and assessment of severity, pp. 3.
8. Trần Thị Minh Hạnh, Phan Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Nhân Thành, Lê Nguyễn Trung Đức Sơn, Trương Công Hòa, Phạm Ngọc Oanh, et al. (2008). Tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP.HCM, 12 (04):141.
9. Lebso M, Anato A, Loha E (2017). Prevalence of anemia and associated factors among pregnant women in Southern Ethiopia: A community based cross-sectional study. PLoS One, 12(12): e0188783.
10. Võ Thị Thu Nguyệt, Bành Thanh Lan, Trần Thị Lợi, Phạm Quí Trọng (2008). Khảo sát tình trạng thiếu máu thiếu sắt trong 3 tháng giữa thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP.HCM, 12 (Phụ bản số 1):162-170.