TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA KLEBSIELLA PNEUMONIAE TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2019 - 2022

Nguyễn Quang Huy1, Lê Thị Thu Ngân1, Võ Thị Hà1,2, Nguyễn Minh Hà1,2,
1 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong tình hình đề kháng kháng sinh nghiêm trọng, việc lựa chọn kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn Klebsiella pneumoniae là một thách thức trong thực hành lâm sàng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và phân tích xu hướng nhạy cảm với kháng sinh của các chủng K. pneumoniae tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương giai đoạn 2019 - 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các chủng K. pneumoniae phân lập từ năm 2019-2022 và độ nhạy cảm với từng loại kháng sinh giai đoạn 2019 – 2022, được thu thập từ dữ liệu ở Khoa Xét nghiệm. Sự khác biệt về xu hướng nhạy cảm kháng sinh qua các năm được khảo sát bằng phép kiểm Chi bình phương. Kết quả: Trong bốn năm, có 3045 mẫu bệnh phẩm cho kết quả phân lập được vi khuẩn K. pneumoniae. Tỷ lệ dương tính lần lượt là bệnh phẩm đường hô hấp (46,2%), các bệnh phẩm mủ/dịch tiết/Catheter (28,6%), nước tiểu (11,8%) và máu (10,6%). Các chủng K. pneumoniae tại bệnh viện còn nhạy cảm trên 50% với khá ít loại kháng sinh thử nghiệm (5 loại), bao gồm: carbapenem (imipenem 70,1%), các kháng sinh nhóm aminoglycoside (gentamicin 60,2%; tobramycin 59,9%), tetracycline (57,0%) và co-trimexazole (50,2%). Tỷ lệ sinh ESBL ở K. pneumoniae trung bình là 25,5% và tỷ lệ đa kháng thuốc là 60,3%. Xu hướng nhạy cảm với kháng sinh của K. pneumoniae đã giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với đa số loại kháng sinh thử nghiệm. Trong đó, kháng sinh Imipenem có xu hướng giảm nhạy cảm nhanh nhất từ 81,2% xuống còn 60,9% (p < 0,05). Kết luận: Klebsiella pneumoniae có tỷ lệ nhạy cảm thấp với đa số các kháng sinh thử nghiệm và đang có xu hướng giảm nhạy cảm nhanh chóng. Cần chú ý thực hiện chặt chẽ công tác quản lý và sử dụng kháng sinh với vi khuẩn này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nosocomial Pathogens: Epidemiology, Taxonomy, Typing Methods, and Pathogenicity Factors. Clin Microbiol Rev. 1998;11(4):589-603. doi:10.1128/ CMR.11.4.589
2. Navon-Venezia S, Kondratyeva K, Carattoli A. Klebsiella pneumoniae: a major worldwide source and shuttle for antibiotic resistance. FEMS Microbiol Rev. 2017;41(3):252-275. doi:10.1093/ femsre/fux013
3. Nguyễn Chí Nguyễn, Trần Đỗ Hùng, Phạm Thị Ngọc Nga và cộng sự. Tình hình đề kháng kháng sinh của Klebsiella pneumoniae được phân lập từ các mẫu bệnh phẩm tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ và bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ năm 2021-2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;517(2). doi:10.51298/vmj.v517i2.3294
4. Martin RM, Bachman MA. Colonization, Infection, and the Accessory Genome of Klebsiella pneumoniae. Front Cell Infect Microbiol. 2018;8. doi:10.3389/fcimb.2018.00004
5. Xu L, Sun X, Ma X. Systematic review and meta-analysis of mortality of patients infected with carbapenem-resistant Klebsiella pneumoniae. Ann Clin Microbiol Antimicrob. 2017;16(1):18. doi:10.1186/s12941-017-0191-3
6. Đặng Thị Soa, Vũ Thị Thủy, Trần Thị Oanh và cộng sự. Tổng quan về tình hình kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thường gây bệnh trên lâm sàng tại Việt Nam từ 2017- 2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;519(1). doi:10.51298/ vmj.v519i1.3576
7. Lê Công Trứ, Đỗ Hoàng Long, Trần Đỗ Hùng. Tình hình đề kháng kháng sinh của Klebsiella pneumonia tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;518(2). doi:10.51298/vmj.v518i2.3492
8. Bassetti M, Righi E, Carnelutti A, Graziano E, Russo A. Multidrug-resistant Klebsiella pneumoniae : challenges for treatment, prevention and infection control. Expert Rev Anti Infect Ther. 2018;16(10):749-761. doi:10.1080/ 14787210.2018.1522249