CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG HỆ VỪA HỌC VỪA LÀM ĐANG HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2022

Nguyễn Trọng Tài1,, Vũ Minh Tuấn1, Lâm Văn Chiến1, Nguyễn Hạ Anh1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Chất lượng cuộc sống (CLCS) là một thuật ngữ mang ý nghĩa tổng thể về sự hài lòng của một cá nhân trước tất cả các yếu tố đa dạng của cuộc sống. Trong đó đối tượng sinh viên đang theo học tại các trường đại học, đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đề cập và đưa ra những minh chứng xác thực về những tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới CLCS của sinh viên. Mà qua đó cũng giúp các trường đại học có được bức tranh rõ ràng hơn về sinh viên của mình để đưa ra những giải pháp tốt hơn về chiến lược đào tạo. Mục tiêu: Mô tả CLCS của sinh viên điều dưỡng hệ vừa học vừa làm đang theo học tại trường Đại học Y Hà Nội năm 2022 qua sử dụng thang đo EQ-5D-5L và mô tả một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang dựa trên dữ liệu thu thập được qua bộ câu hỏi được thiết kế theo thang đo EQ-5D-5L trên Google Form. Cho toàn bộ đối tượng sinh viên điều dưỡng vừa học vừa làm đang theo học tại trường Đại học Y Hà Nội, từ 1/1/2022 tới 31/12/2022 thoả mãn các tiêu chí lựa chọn và loại trừ. Nghiên cứu thực hiện đo lường đánh giá CLCS theo bộ công cụ EQ-5D-5L để đưa ra trạng thái sức khoẻ của người được phỏng vấn. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống theo thang đo EQ-5D-5L là 0.95 ± 0.074 và theo thang đo EQ-VAS là 88,1. Vấn đề sức khỏe chủ yếu học viên mắc phải là đau/ khó chịu và lo lắng/ u sầu. Có mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống tính theo thang đo EQ-5D-5L với các yếu tố giới tính, làm thêm và mắc bệnh cấp tính. Kết luận: Điểm trung bình CLCS ở đối tượng sinh viên điều dưỡng vừa học vừa làm đang theo học ở trường Đại học Y Hà Nội là cao. Vấn đề sức khỏe chủ yếu học viên mắc phải là đau/ khó chịu và lo lắng/ u sầu. Có mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với các yếu tố giới tính, làm thêm và mắc bệnh cấp tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

The WHOQOL Group. The World Health Organization Quality of Life Assessment (WHOQOL). Development and psychometric properties. Soc Sci Med 1998;46:1569-1585.
2. https://www.cdc.gov/hrqol/concept.htm
3. G Messina, C Quercioli, G Troiano, C Russo, E Barbini, F Nisticò, N Nante, Medical students’ quality of life: Gianmarco Troiano, European Journal of Public Health, Volume 26, Issue suppl_1, November 2016, ckw175.112.
4. Mai, Dương Ngọc Lê và cộng sự. Chất lượng cuộc sống sinh viên Đại học Y Hà Nội năm học 2018-2019 và các yếu tố liên quan. Tạp chí nghiên cứu Y học 2019.
5. Tuấn, Dương Viết và cộng sự. Chất lượng cuộc sống của sinh viên năm thứ tư và một số yếu tố liên quan tại Trường Đại học Dược Hà Nội năm 2019. Tạp chí Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 2020, tập 11, số 3, trang 2-9.
6. Hiền, Ngô Thị Thu và cộng sự. Chất lượng cuộc sống của sinh viên năm thứ tư và một số yếu tố liên quan tại trường Đại học Thăng Long năm học 2018 – 2019. Tạp chí Y tế công cộng 2019, 49, tr.36-45.
7. Tuấn, Vũ Minh và cộng sự. Chất lượng cuộc sống của sinh viên Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, trường Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam. Số 521. Tháng 12. Số 01. 2022.