THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CHĂM SÓC PHÒNG CHỐNG LOÉT CHO NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022

Nguyễn Thị Xuân Dung1,
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức chăm sóc phòng chống loét cho người bệnh đột quỵ não của người chăm sóc chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 138 người chăm sóc chính người bệnh đột quỵ não điều trị nội trú tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang trong khoảng thời gian từ tháng 5/2022 đến tháng 7/2022. Kết quả: Kiến thức chung về loét ép: Có 62,3% và 65,2% người chăm sóc chính chưa có kiến thức về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu của loét ép; Kiến thức về thay đổi tư thế cho người bệnh: Có 42,8% trả lời sai về thời gian cần thiết để thay đổi tư thế cho người bệnh; Kiến thức về chế độ dinh dưỡng phòng loét ép: Có 51,4% thiếu kiến thức về chế độ uống nước của người bệnh; Kiến thức về xoa bóp, vận động cho người bệnh: Chỉ có 42,8% biết được tác dụng của việc mát xa thường xuyên những vùng da sát xương trong dự phòng loét; Kiến thức về chế độ vệ sinh cho người bệnh: Có 58% cho rằng việc vệ sinh da bằng nước nóng và xà phòng giúp hạn chế loét. Kết luận: Kiến thức của người chăm sóc chính về chăm sóc phòng chống loét cho người bệnh đột quỵ não còn thấp với 91,3% có kiến thức kém và trung bình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Viết Thu (2019). Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ đột quỵ não ở người bệnhcao tuổi tại bệnh viện lão khoa trung ương. Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Thu Hiền và cộng sự (2019). Nhận xét đặc điểm lâm sàng và mức độ hoạt động độc lập trong sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm Barthel của người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019. Tạp chí khoa học Điều dưỡng, tập 3, số 4.
3. Phạm Thị Thúy Liên (2016). Thay đổi kiến thức dự phòng loét ép của người chăm sóc chính người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016. Luận văn Thạc sỹ Điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
4. Thân Văn Lý (2018). Thực trạng kiến thức và thái độ của Điều dưỡng về dự phòng loét ép tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018. Luận văn Thạc sỹ Điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
5. Bộ Y tế (2020). Tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho Điều dưỡng viên mới tập 2. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 55-69.
6. Trần Văn Oánh (2016). Giải pháp dự phòng loét tỳ đè trên người bệnh tại phòng Hồi sức Khoa Nội - Hồi sức thần kinh Bệnh viện Hà Nội Việt Đức 2016, Tạp chí Y học thực hành - số 4/2016, tr25-28.