XÁC ĐỊNH TỶ LỆ XUẤT HIỆN BIẾN CỐ BẤT LỢI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN LAO ĐA KHÁNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN PHỔI VĨNH LONG NĂM 2020-2022

Nguyễn Nhật Quang1,, Nguyễn Thị Linh Tuyền1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: xác định tỷ lệ xuất hiện biến cố bất lợi và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân lao đa kháng thuốc tại bệnh viện Phổi Vĩnh Long năm 2020-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh dựa trên 131 hồ sơ bệnh án ngoại trú bắt đầu điều trị lao đa kháng thuốc tại bệnh viện Phổi Vĩnh Long, từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2022. Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel 2016 và SPSS 20.0, dùng phép kiểm định Chi-square với mức độ tin cậy 95%. Kết quả: trong tổng số 131 hồ sơ bệnh án ngoại trú và 465 lượt biến cố bất lợi, số hồ sơ bệnh án gặp ít nhất một biến cố bất lợi là 115 chiếm 87,8%. Trong đó biến cố đau khớp là biến cố gặp nhiều nhất với 51,9%, chóng mặt 50,4%, buồn nôn hoặc nôn 49,6%, tăng men gan 46,6%, ngứa 42% bên cạnh đó một số biến cố ít gặp như là đau đầu 3,8%, thay đổi thị giác 7,6%, ù tai hoặc điếc 7,6%, kéo dài khoảng QT 7,6%. Một số yếu tố liên quan đến sự xuất hiện biến cố bất lợi được xác định trên biến cố đau khớp và tăng men gan. Đối với biến cố đau khớp yếu tố liên quan là thời gian điều trị và hàm lượng thuốc. Đối với biến cố tăng men gan thì hàm lượng thuốc, tuổi và thời gian điều trị là yếu tố liên quan. Kết luận: tỷ lệ xuất hiện biến cố bất lợi trong quá trình điều trị lao đa kháng thuốc còn khá cao, cần phải quan tâm đến các yếu tố liên quan như là sử dụng hàm lượng thuốc và thời gian điều trị bệnh để theo dõi và hạn chế biến cố bất lợi trên bệnh nhân điều trị lao đa kháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Hoàng Anh & Trần Ngân Hà (2021), "Tổng kết công tác báo cáo ADR năm 2020", Trung tâm DI & ADR Quốc gia.
2. Nguyễn Hải Bình (2019), "Phân tích biến cố bất lợi liên quan đến thuốc lao hàng một tại bệnh viện lao và phổi Quảng Ninh", luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp 1, Trường Đại học dược Hà Nội.
3. Bộ Y Tế (2021), Tài liệu tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao, quyết định 1314/QĐ-BYT ngày 23/04/2021 của Bộ Y Tế.
4. Cao Thị Thu Huyền (2017), "Phân tích biến cố bất lợi trên bệnh nhân sử dụng phác đồ điều trị lao đa kháng tại một số cơ sở trọng điểm", Luận văn thạc sĩ Dược,Đại học Dược Hà Nội.
5. Ahmad, N., Javaid, A., Syed Sulaiman, et al. (2018), "Occurrence, Management, and Risk Factors for Adverse Drug Reactions in Multidrug Resistant Tuberculosis Patients", Am J Ther, 25(5), pp.e533-e540.
6. Chakaya, J., Khan, M., Ntoumi, et al. (2021), "Global Tuberculosis Report 2020 - Reflections on the Global TB burden, treatment and prevention efforts", Int J Infect Dis, 113 Suppl 1, pp.S7-S12.
7. Fatima, Maria Fatima Syeda, Nagesh Adla and Rama Devi (2021), “Ambispec-tive study of adverse drug reactions in multi-drug resistant tuberculosis patients in Warangal, Telangana”.
8. Fukunaga, R., Glaziou, et al. (2021), "Epidemiology of Tuberculosis and Progress Toward Meeting Global Targets - Worldwide, 2019", MMWR Morb Mortal Wkly Rep, 70(12), pp.427-430.