NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM THỰC NGHIỆM CỦA VIÊN NANG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ ECZEMA

Thái Hà Văn Phạm 1, Mạnh Tuyển Nguyễn 1,
1 Trường Đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá được tác dụng chống viêm của viên nang hỗ trợ điều trị eczema trên chuột cống trắng. Đối tượng và phương pháp: Viên nang hỗ trợ điều trị eczema được bào chế từ cao chiết ethanol của bài thuốc hỗ trợ điều trị eczema. Đánh giá tác dụng chống viêm cấp theo phương pháp gây tràn dịch màng bụng chuột bằng carrageenin; tác dụng chống viêm mạn theo phương pháp gây u hạt thực nghiệm. Kết quả: Viên nang hỗ trợ điều trị eczema có tác dụng chống viêm cấp ở chuột cống trắng trên mô hình gây viêm phúc mạc ở liều tương đương lâm sàng 0,6g/kgTT và 1,8g/kgTT. Trên mô hình gây u hạt thực nghiệm, viên nang hỗ trợ điều trị eczema có tác dụng chống viêm mạn ở liều tương đương lâm sàng 0,6g/kgTT và 1,8g/kgTT, tác dụng này tương đương với prednisolon liều 5 mg/kg (p > 0,05). Kết luận: Viên nang hỗ trợ điều trị eczema thể hiện cả tác dụng chống viêm cấp và chống viêm mạn ở các mô hình nghiên cứu trên chuột cống trắng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Mạnh Tuyển và cs (2015), “Đánh giá tác dụng chống viêm thực nghiệm của cao đặc bào chế từ dịch chiết ethanol bài thuốc EZ”, Tạp chí Dược học, 471, tr. 6 – 10.
2. Nguyễn Mạnh Tuyển và cs (2015), “Đánh giá tác dụng chống viêm thực nghiệm của cao đặc bào chế từ dịch chiết nước bài thuốc EZ”, Tạp chí dược học, 474, tr. 50-54.
3. Chan BC., Hon KL., Leung PC., Sam SW., Fung KP., Lee MY., Lau HY. (2008), “Traditional Chinese medicine for atopic eczema: PentaHerbs formula suppresses inflammatory mediators release from mast cells”, Ethnopharmacol journal, 120 (1), pp. 85-91.
4. Han T., Li HL., Zhang QY., (2007,), “Bioactivity-guided fractionation for anti-inflammator and analgesic properties and constituents of Xanthium strumarium L.”, Phytomedicine Journal, 14 (12), pp. 825-829.
5. He X., Yajun B., Zefeng Z, (2016), “Local and traditional uses, phytochemistry, and pharmacology of Sophora japonica L.”, Ethnopharmacol Journal, pp. 160-182.
6. Lalrinzuali K., Vabeiryureilai M., Jagetia G.C. (2016), “Investigation of the Anti-Inflammatory and Analgesic Activities of Ethanol Extract of Stem Bark of Sonapatha Oroxylum indicum In Vivo”, International journal of inflammation.
7. Lu H. (2015), “Study on the isolation of active constituents in Lonicera japonica and the mechanism of their anti-upper respiratory tract infection action in children”, African health sciences, 15 (4), pp. 1295-1301.
8. Peng W., Ming Q., Han P., (2014), “Anti- allergic rhinitis effect of caffeoxyl xanthiazonosid isolated from fruits of Xanthiumstrumarium L. in rodent animals”, Phytomedicine journal, 21 (6), pp. 824-829.