KẾT QUẢ CHĂM SÓC TƯ VẤN CHO NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT FEMTOSECOND LASER TẠI BỆNH VIỆN MẮT SÀI GÒN - HÀ NỘI 1, NĂM 2022-2023

Vũ Thị Út Dịu1,, Phạm Hồng Vân2, Nguyễn Thị Thu Hiền2
1 Bệnh viện mắt Sài Gòn – Hà Nội 1
2 Bệnh viện Mắt Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả chăm sóc tư vấn cho người bệnh sau phẫu thuật Femtosecond Laser tại Bệnh viện mắt Sài gòn - Hà nội 1, năm 2022-2023. Người bệnh phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 231 bệnh nhân tật khúc xạ được phẫu thuật Femtosecond Laser tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Hà Nội từ tháng 7/2/22 đến tháng 2/2023. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm người bệnh nghiên cứu là 24,98±5,41, phần lớn là nữ giới chiếm 64,9%. Đa số có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng, ĐH chiếm tỉ lệ cao nhất 84,9%, cán bộ viên chức chiếm cao nhất 50,2% sống ở thành thị (98,3%). Có 90,9% có cận loạn thị; 8,7% cận thị; 0,4% loạn thị. Hơn 80% người bệnh có kiến thức đạt về chế độ sinh hoạt, 100% có kiến thức về tra thuốc (thời gian nhỏ, số lần tra thuốc), 100% có kiến thức về lịch thái khám theo hẹn của bác sĩ. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức chung đạt 84,0%. 100% NB được điều dưỡng hướng dẫn các biện pháp giảm đau giảm phù nề mắt sau khi phẫu thuật. 100% NB được đánh giá tình trạng mi mắt, kết mạc, giác mạc, thị lực và hướng dẫn các biện pháp giảm đau, giảm phù nề... 100% NB được chăm sóc tâm lý. 100% NB được tư vấn đầy đủ về chế độ sinh hoạt, tra thuốc và lịch tái khám.  Sau phẫu thuật 1 ngày 100% đều có cải thiện thị lực 5/10-7/10. Tỷ lệ NB được thực hiện chăm sóc đầy đủ 91,8%; chưa đầy đủ 18,2%, 100% NB hài lòng với hoạt động chăm sóc và tư vấn của điều dưỡng. Kết luận: Sau phẫu thuật Femtosecond Laser 100% NB cải thiện thị lực khá và tốt, 91,8% NB được thực hiện chăm sóc đầy đủ, 100%  NB hài lòng với hoạt động chăm sóc, tư vấn, hướng dẫn của điều dưỡng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Xuân Hiệp, Tôn Thị Kim Thanh, (2008). “Nghiên cứu hiệu quả điều trị tật khúc xạ bằng laser excimer”, Luận án tiến sĩ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Xuân Trường, Lê Minh Thông, (1999), Bài giảng nhãn khoa, NXB Giáo dục.
3. Trần Anh Tuấn, (2004). Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị cận thị và loạn thị bằng Laser Excimer, Tập 9, tr.108-111.
4. Trần Anh Tuấn, (2010). “Phẫu thuật điều chỉnh khúc xạ" Nhãn khoa lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr.402-423.
5. Trần Hải Yến, (2012). “Phẫu thuật Lasik”, Nhãn Khoa tập 1, Nhà Xuất Bản Y Học, tr.412-420.
6. Ahn H, Kim JK, Kim CK, Tae-im Kim, (2011). “Comparison of laser in situ keratomileusis flaps created by 3 femtosecond laser and a microkeratome”, J Cataract Refract Surg, vol 37, pp.349-357.
7. Durrie DS, Kezirian GM, (2005). “Femtosecond laser versus mechanical keratome flaps in wavefront-guided laser in situ keratomileusis: prospective contralateral eye study”, J Cataract Refract Surg, 31, pp.120-126.
8. Gimbel HV, Penno EE, van Westenbrugge JA, (1998). “Incidence and management of intraoperative and early postoperative complications in 1000 consecutive laser in situ keratomileusis cases”, Ophthalmology, vol 105, pp.1839-1847.