TỶ LỆ NHIỄM VÀ MỨC ĐỘ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MYCOPLASMA HOMINIS VÀ UREAPLASMA SPP. TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG NĂM 2021

Lê Huy Hoàng1, Vương Quang Hà2, Nguyễn Hoàng Việt2, Nguyễn Văn An3, Lê Văn Hưng2,4, Lê Hữu Doanh2,4, Vũ Nguyệt Minh2,4, Nguyễn Thị Hà Vinh2,4, Vũ Huy Lượng2,4, Lê Hạ Long Hải2,4,
1 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
2 Đại học Y Hà Nội
3 Học viện Quân Y 103
4 Bệnh viện Da liễu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mycoplasma hominis và Ureaplasma spp. là những vi khuẩn thường gặp ở đường tiết niệu, tuy vậy chúng cũng có khả năng gây ra những nhiễm khuẩn tiết niệu. Chỉ có một số nhóm kháng sinh có khả năng điều trị được các nhiễm trùng đường tiết niệu do các vi khuẩn này gây ra, tuy vậy, đã xuất hiện những chủng vi khuẩn đề kháng. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ nhiễm và mức độ kháng kháng sinh các chủng Mycoplasma, bao gồm M. hominis và Ureaplasma spp., phân lập được tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2021. Kết quả: Từ 357 mẫu nuôi cấy từ dịch sinh dục, có 132 (37,0%) mẫu dương tính với các Mycoplasma, trong đó 131 (36,7%) mẫu dương tính với Ureaplasma spp. và 38 (10,6%) mẫu dương tính với M. hominis. Trong 132 mẫu dương tính, tỷ lệ đơn nhiễm của Ureaplasma spp., M. hominis và đồng nhiễm tương ứng là 71,2%, 0,8% và 28,0%. Tỷ lệ nhiễm các Mycoplasma, M. hominis Ureaplasma spp. ở nữ giới cao hơn ở nam giới, đồng thời tỷ lệ dương tính cao nhất ở nhóm tuổi dưới 24. Tỷ lệ nhạy cảm của Ureaplasma spp. với Pristinamycin, Josamycin và Doxycycline tương ứng là 98,9%, 96,8 và 94,7%. Có tới 78,8% và 52,1% số chủng Ureaplasma spp. đề kháng với Ciprofloxacin và Ofloxacin. Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm Ureaplasma spp. cao hơn so với M. hominis. Tỷ lệ nhiễm M. hominis và Ureaplasma spp. có liên quan tới yếu tố giới tính và độ tuổi. Pristinamycin, Josamycin và Doxycycline là những kháng sinh hứa hẹn điều trị tốt cho các nhiễm khuẩn tiết niệu gây ra bởi M. hominis và Ureaplasma spp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bartolini, A., et al. (2017), Prevalence and antimicrobial susceptibility of genital Mycoplasmas detected by Mycoplasma IST 2 from urogenital samples in Padua, Italy, between January 2014 and December 2015. Microbiologia Medica. 32(1).
2. Beeton, M.L., et al. (2016), Antibiotic Resistance among Clinical Ureaplasma Isolates Recovered from Neonates in England and Wales between 2007 and 2013. Antimicrob Agents Chemother. 60(1): p. 52-6.
3. Foschi, C., et al. (2018), Prevalence and antimicrobial resistance of genital Mollicutes in Italy over a two-year period. New Microbiol. 41(2): p. 153-158.
4. Jang, Y.S., J.W. Min, and Y.S. Kim (2019), Positive culture rate and antimicrobial susceptibilities of Mycoplasma hominis and Ureaplasma urealyticum. Obstet Gynecol Sci. 62(2): p. 127-133.
5. Kasprzykowska, U., et al. (2018), A twelve-year retrospective analysis of prevalence and antimicrobial susceptibility patterns of Ureaplasma spp. and Mycoplasma hominis in the province of Lower Silesia in Poland. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol. 220: p. 44-49.
6. Lee, J.Y. and J.S. Yang (2020), Prevalence and Antimicrobial Susceptibility of Mycoplasma hominis and Ureaplasma Species in Nonpregnant Female Patients in South Korea Indicate an Increasing Trend of Pristinamycin-Resistant Isolates. Antimicrob Agents Chemother. 64(10).
7. Schneider, S.C., et al. (2015), Antibiotic Susceptibility and Sequence Type Distribution of Ureaplasma Species Isolated from Genital Samples in Switzerland. Antimicrob Agents Chemother. 59(10): p. 6026-31.
8. Song, J., et al. (2022), Prevalence and antibiotics resistance of Ureaplasma species and Mycoplasma hominis in Hangzhou, China, from 2013 to 2019. Front Microbiol. 13: p. 982429.