ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÚT MẠCH VI CẦU PHÓNG XẠ YTTRIUM-90

Đăng Tân Đỗ 1, Hà Châu Trịnh 1, Văn Khảng Lê 1, Đức Thọ Lê 1, Đăng Lưu Vũ 1,, Duy Anh Nguyễn 1, Đình Hà Trần 1, Cẩm Phương Phạm 1, Trọng Khoa Mai 1
1 Trung tâm điện quang BV Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) là loại ung thư phổ biến có tỷ lệ tử vong cao ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nút mạch hoá chất ung thư biểu mô gan qua đường động mạch đã được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam và mang lại hiệu quả kiểm soát khối u giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Gần đây, nút mạch sử dụng hạt vi cầu phóng xạ hay xạ trị chiếu trong chọn lọc được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, kỹ thuật này mới được triển khai ở một số Bệnh viện Trung Ương, do đó cần có đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả của phương pháp này. Mục tiêu: Đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả bước đầu trong điều trị UTBMTBG bằng nút mạch với chất phóng xạ Yttrium 90. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 25 bệnh nhân (BN) có chẩn đoán UTBMTBG trong thời gian từ tháng 8/2019 đến tháng 4/2021 được điều trị bằng phương pháp nút mạch vi cầu phóng xạ với Y-90. Sau các thời điểm 1 tháng và trên 3 tháng BN được khám lại, làm xét nghiệm chỉ điểm u và chụp lại cắt lớp vi tính (CLVT) gan mật có tiêm thuốc cản quang. Ghi nhận trên hình ảnh về đường kính khối u, tính chất ngấm thuốc trước và sau các thời điểm trên đánh giá đáp ứng điều trị theo tiêu chuẩn đáp ứng với khối u đặc (Response Evaluation Criteria in Solid Tumor – RECIST) và tiêu chuẩn sửa đổi mRECIST. Theo dõi thời gian sống của nhóm BN trên 3 tháng. Kết quả: 25 bệnh nhân (20 nam, 5 nữ) với tuổi trung bình 60±9,8 tuổi (từ 38 tuổi đến 77 tuổi), đường kính u trung bình 55,76 ± 20,95 mm, trung vị các giá trị chỉ điểm u AFP, AFP-L3 và PIVKA-II là 7,5 ng/ml; 17% và 183 mAU/mL. Sau thời điểm can thiệp 1 tháng có 17BN đi khám lại, đường kính là 46,5 ± 18,7 mm, mức độ đáp ứng hoàn toàn, một phần, ổn định, tiến triển theo RECIST là 0%; 35,3%; 58.8% và 5.9%; theo mRECIST 23,5%; 41,2%; 29,4% và 5,9%. Thời điểm trên 3 tháng có 13 BN đi khám lại đường kính u trung bình 54,6 ± 24,8 mm, mức độ đáp ứng hoàn toàn, một phần, ổn định, tiến triển theo RECIST là 0%; 53,8%; 15,4% và 30,8%, theo mRECIST 30,8%; 23%; 15,4% và 30,8%. Sau điều trị, các chỉ điểm u giảm không có ý nghĩa thống kê. Có 19 BN thời gian theo dõi từ trên 3 tháng, 1 trường hợp tử vong, thời gian sống thêm trung bình 18,4 ± 0,5 tháng. Kết luận: Nút mạch điều trị ung thư biểu mô gan với hạt vi cầu phóng xạ Y-90 là phương pháp điều trị có hiệu quả, an toàn, đặc biệt với các khối u lớn và ở giai đoạn không còn chỉ định phẫu thuật

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H., Ferlay J., Siegel R.L., et al. (2021). Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin, 71(3), 209–249.
2. Rana N., Ju A.W., Bazylewicz M., et al. (2013). Yttrium-90 Radioembolization in Patients with Hepatocellular Carcinoma Who have Previously Received Sorafenib. Front Oncol, 3, 323.
3. Braat A.J.A.T., Huijbregts J.E., Molenaar I.Q., et al. (2014). Hepatic Radioembolization as a Bridge to Liver Surgery. Front Oncol, 4.
4. Salem R., Lewandowski R.J., Mulcahy M.F., et al. (2010). Radioembolization for hepatocellular carcinoma using Yttrium-90 microspheres: a comprehensive report of long-term outcomes. Gastroenterology, 138(1), 52–64.
5. Sangro B., Carpanese L., Cianni R., et al. (2011). Survival After Yttrium-90 Resin Microsphere Radioembolization of Hepatocellular Carcinoma Across Barcelona Clinic Liver Cancer Stages: A European Evaluation. Hepatology (Baltimore, Md), 54, 868–78.
6. Trương Thị Thanh (2016) Đánh giá hiệu quả bước đầu trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp nút mạch sử dụng hạt vi cầu phóng xạ Yttrium-90. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Trường Đại Học Y Hà Nội
7. Keppke A.L., Salem R., Reddy D., et al. (2007). Imaging of Hepatocellular Carcinoma After Treatment with Yttrium-90 Microspheres. American Journal of Roentgenology, 188(3), 768–775.