MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MỨC ĐỘ PHÂN MẢNH DNA TINH TRÙNG VÀ KẾT QUẢ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

Thị Hiệp Tuyết Nguyễn 1,, Văn Trung Nguyễn 2, Thị Thái Thanh Nguyễn 2, Thị Hồng Nhạn Đặng 2, Minh Tâm Lê 2,3
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế
2 Trung tâm Nội tiết Sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế
3 Trường Đại học Y Dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối tương quan giữa phân mảnh DNA tinh trùng và kết quả phôi ở kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 175 các cặp vợ chồng điều trị vô sinh bằng phương pháp ICSI tại Trung tâm Nội tiết Sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế. Đánh giá DNA tinh trùng bằng kỹ thuật phân tán chất nhiễm sắc, mức độ phân mảnh DNA tinh trùng được tính giá trị chỉ số phân mảnh (DFI - DNA fragmentation index). Sau khi ICSI 16 -18 giờ, các tế bào trứng đã thụ tinh được xác định bởi sự hiện diện của hai tiền nhân. Phôi được đánh giá theo sự đồng thuận của Istanbul (2011) vào ngày thứ 2 và 5. Kết quả: Tỷ lệ thụ tinh ở nhóm DFI ≥ 30% thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm DFI <30% (80.27±17.47% vs 74.48±17.32%, p= 0,046). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về đặc điểm phôi ngày 2, ngày 5. Mức độ phân mảnh DNA tinh trùng có mối tương quan nghịch với tỷ lệ thụ tinh sau ICSI (r=-0.185, p=0.014), phương trình hồi quy tuyến tính: y= - 0.187x+83.55. Kết luận: Sự phân mảnh DNA tinh trùng có mối tương quan nghịch với tỷ lệ thụ tinh sau ICSI. Xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng có giá trị góp phần tiên lượng kết quả trong điều trị vô sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Minh Tài Lộc, Mã Phạm Quế Mai, Nguyễn Ấn Bình và cộng sự. (2016). "Mối tương quan giữa kết quả tiêm tinh trùng vào bào tương noãn và sự phân mảnh DNA tinh trùng được đo bằng phương pháp khảo sát cấu trúc nhiễm sắc chất tinh trùng (SCSA) " Tạp chí Phụ Sản. 14(04): 70 - 74.
2. Nguyễn Thị Quỳnh Tiên, Mã Phạm Quế Mai, Dương Nguyễn Duy Tuyền và cộng sự (2018). "Mối tương quan của chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng và kết quả tiêm tinh trùng vào bào tương noãn." Tạp chí Phụ Sản. 15(4): 89 - 93.
3. Agarwal A, Mulgund A, Hamada A, et al. (2015). "A unique view on male infertility around the globe." Reprod Biol Endocrinol: 1-9.
4. Avendano C , Franchi A , Duran H , et al. (2010). "DNA fragmentation of normal spermatozoa negatively impacts embryo quality and intracytoplasmic sperm injection outcome." Fertil Steril. 94(2): 549-557.
5. Bach PV and Schlegel PN (2016). "Sperm DNA damage and its role in IVF and ICSI." Basic Clin Androl. 26: 15.
6. Balaban B, Brison D, Calderon G, et al. (2011). "The Istanbul consensus workshop on embryo assessment: Proceedings of an expert meeting." Human Reproduction. 26: 1270-1283.
7. Belloc Stephanie, Benkhalifa Moncef, Cohen-Bacrie Martine, et al. (2014). "Which isolated sperm abnormality is most related to sperm DNA damage in men presenting for infertility evaluation." Journal of assisted reproduction and genetics. 31(5): 527-532.
8. Borges EJr, Zanetti BF, Setti AS, et al. (2019). "Sperm DNA fragmentation is correlated with poor embryo development, lower implantation rate, and higher miscarriage rate in reproductive cycles of non-male factor infertility." Fertil Steril. 112(3): 483-490.