KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN NUỐT Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ GIAI ĐOẠN CẤP TẠI KHOA THẦN KINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, mức độ rối loạn nuốt bằng thang điểm GUSS ở người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp và phân tích một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng rối loạn nuốt ở người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp tại khoa Thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh Hải dương. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, tiến cứu. Gồm 86 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu. Cỡ mẫu cho nghiên cứu tính theo công thức ước tính một tỷ lệ trong quần thể. Cách chọn mẫu thuận tiện, khi thực hiện lấy mẫu chúng tôi đã lấy được 86 bệnh nhân. Sử dụng thang điểm GUSS đánh giá. Kết quả: Bệnh nhân có tuổi trung bình 69,2 ± 12,90, nhóm bệnh nhân có độ tuổi < 60 chiếm tỷ lệ khá cao. Tỷ lệ rối loạn nuốt là 38,4%. Một số yếu tố liên quan nổi trội của rối loạn nuốt:Tuổi, giới, tình trạng ý thức, nguy cơ mắc viêm phổi cao ở nhóm ho không hiệu quả. Kết luận: Tỷ lệ mắc rối loạn nuốt khá cao ở bệnh nhân đột quỵ giai đoạn cấp khi sàng lọc bằng thang GUSS tại bệnh viện tỉnh Hải Dương. Nên có chiến lược sàng lọc rộng rãi và toàn diện hơn tình trạng rối loạn nuốt ở các cơ sở điều trị bệnh nhân đột quỵ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
rối loạn nuốt, khoa Thần kinh, bệnh viện đa khoa tỉnh Hải dương
Tài liệu tham khảo
2. Trần Văn Minh (2002), “ Nghiên cứu biến chứng sặc phổi ở các bệnh nhân điều trị hồi sức cấp cứu và chống độc”, Luân văn Bác sỹ CKII, Đại học Y HN.
3. Adam et al (2007). “Guiline for the Early Management of Adult with Ischemic Stroke”. Circilation 2007. 478 – 534.
4. Martino et al (2006), “Management of Dysphagia in Acute Stroke: An Educational Manual for the Dysphagia Screening Professional”, The Heart and Stroke Foundation of Ontario, J A N U A RY 2 0 0 6
5. Nguyễn Thị Dung (2014). Bước đầu tìm hiểu rối loạn nuốt và nhu cầu can thiệp PHCN nuốt ở bệnh nhân tai biến mạch máu não. Luận văn bác sĩ nội trú. Đại học Y Hà Nội.
6. Falsetti P et al (2009). Oropharyngeal dysphagia after stroke: insidence, diagnosis, and clinical predictors in patients admitted to a neurorehabilitation unit. J stroke cerebrovasc Dis; 18: 329-335.
7. D. Kidd et al (1993), “Aspiration in acute stroke: a clinical study with videofluoroscopy”, Quarterly journal of Medicine, 1993; 86:825-829.
8. C.Gordon et al (1987), “Dysphagia in acute stroke”, British Medical Journal, volume 295 15 August 1987.