NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Nguyễn Hoàng Giáp1,, Đặng Đức Minh1, Nguyễn Tiến Dũng1, Lương Thị Hải Hà1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được điều trị tại BV Trung ương Thái Nguyên trong thời gian từ tháng 03/2022 đến tháng 3/2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 80 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được điều trị tại BV Trung ương Thái Nguyên. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình là 66,5 ±11,9 tuổi; Tỉ lệ nam/nữ là 2,6/1. Bệnh nhân nhập viện vì đau ngực chiếm tỷ lệ 85%. Bệnh nhân tới viện trước 12 giờ là 67,5% và 41,3% bệnh nhân có Killip II. Yếu tố nguy cơ chính của bệnh nhồi máu cơ tim cấp là tăng huyết áp có tỉ lệ cao nhất 77,5% và đái tháo đường chiếm 21,5%. Sau can thiệp ĐMV qua da có 53 bệnh nhân gặp các biến chứng, trong đó có 15 bệnh nhân có rối loạn nhịp tim (chiếm 28,2%) và 35 bệnh nhân bị suy tim (chiếm 66,1%). Tổn thương hai nhánh ĐMV có tỉ lệ cao nhất là 58,8%, 13 bệnh nhân tổn thương phối hợp 3 nhánh ĐMV (chiếm 16,2%). Tổn thương thành trước trên điện tâm đồ là chủ yếu chiếm 50%. Chức năng tâm thu thất trái giảm mức độ trung gian chiếm tỉ lệ 37,5%, có 5 bệnh nhân có chức năng tâm thu thất trái giảm dưới 40% (chiếm 6,2%).  Kết luận: Các bệnh nhân đều có yếu tố nguy cơ, đặc biệt là tăng huyết áp và đái tháo đường. Các bệnh nhân khởi phát với triệu chứng đau ngực chiếm 85%. Tổn thương hai nhánh ĐMV có tỉ lệ cao nhất là 58,8%, vị trí tổn thương trên điện tim chủ yếu thành trước với 50%. Chức năng tâm thu thất trái giảm mức độ trung gian chiếm tỉ lệ cao nhất với 37,5%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Damman. ESC guidelines for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevation: Comments from the Dutch ACS working group. 2018;25
2. Nguyễn Thị Thanh Trung. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, kết quả điều trị nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên tại bệnh viện đa khoa Thái Bình. Y học thực hành. 2014;Số 2/2014:16-19.
3. Hoàng Văn Chiến. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp điều trị tại bệnh viện tỉnh Thanh Hóa. Luận văn thạc sỹ Y học: Đại học Y khoa Hà Nội. 2017
4. Zhang et al. Multicentre, randomized comparison of two-stent and provisional stenting techniques in patients with complex coronary bifurcation lesions. the DEFINITION II trial Eur Heart J. 2020;41:1523-2536.
5. Huỳnh Kim Phượng và cs. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên bị nhồi máu cơ tim cấp kèm đái tháo đường type 2. Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh. 2016;20:220-233.
6. Anderson J.L ACD, Antman E.M ACC/AHA 2017 Guidelines for the management of patients with myocardio infarction. J Am Coll Cardiol. 2017;50:2549-2569.
7. Giao Thị Thoa. Nghiên cứu nồng độ H-FABP trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu cơ tim cấp. Luận án Tiến sĩ y học. 2018:68-93.
8. Trần Hoà và cs. Kết quả can thiệp động mạch vành tiên phát (thì đầu) trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên tại Bệnh viện Y Dược TP Hồ Chí Minh. Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh. 2015;16:94-100.
9. Rodriguez-Palomares ea. Prognostic Value of Initial Left Ventricular Remodeling in Patients With Reperfused STEMI. JACC Cardiovasc. 2019