NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN CỦA CÁC GEN HUYẾT KHỐI ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG SẨY THAI TÁI DIỄN TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y

Nguyễn Tổng Thống1,, Triệu Tiến Sang2, Nguyễn Trọng Tuệ3
1 Đại học Phenikaa
2 Học viện Quân Y
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu vai trò các đa hình đơn gen huyết khối với nguy cơ sẩy thai tái diễn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng trên 200 phụ nữ tiền sử sẩy thai liên tiếp và 100 phụ nữ đã từng có con sinh đẻ bình thường tại bộ môn Sinh học và Di truyền y học, Học viện Quân Y. Kết quả: Đa hình -675 4G/5G của gen SERPINE1 gặp nhiều nhất với tỷ lệ 81,5% ở nhóm sẩy thai, phổ biến thứ hai là đa hình FGB: -455 G>A(chiếm 49,5% nhóm sẩy thai), sau đó lần lượt là các đa hình gen khác ITGA2 (46%), ITGB3 (0,5%), F7 (11%), F13A1 (1.5%), không có trường hợp nào mang đa hình gen F2, FV Leiden ở nhóm sẩy thai. Tỷ lệ xuất hiện phối hợp của 2 đa hình gen FGB, SERPINE1 là 38,5% nhóm sẩy thai, 26,8% nhóm chứng; phối hợp 2 đa hình gen F7, SERPINE1 của nhóm bệnh chứng lần lượt là 6,4% và 2,2% và trong phối hợp 3 kiểu đa hình gen F7, FGB, SERPINE 1 tỷ lệ nhóm bệnh chiếm 12,5% nhóm chứng không gặp trường hợp nào. Kết luận: Những phụ nữ xuất hiện phối hợp của 2 đa hình gen FGB, SERPINE1 hoặc F7, SERPINE1 hoặc xuất hiện phối hợp 3 kiểu đa hình F7, FGB, SERPINE 1 làm tăng tỷ lệ sẩy thai liên tiếp so với nhóm còn lại.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hồ Ngọc Anh Vũ. Lê Long Vũ, Lê Khắc Tiến. Cập nhật sẩy thai liên tiếp. Số đặc biệt của tạp chí phụ sản “ sản khoa từ bằng chứng đến thực hành.” 2018;tập 9:105-118.
2. Ford HB, Schust DJ. Recurrent pregnancy loss: etiology, diagnosis, and therapy. Rev Obstet Gynecol. 2009;2(2):76-83.
3. Seremak-Mrozikiewicz A, Drews K, Kurzawińska G, Barlik M, Mrozikiewicz PM. [The connection between Arg353Gln polymorphism of coagulation factor VII and recurrent miscarriages]. Ginekol Pol. 2009; 80(1):8-13.
4. Schved JF. [Definition of thrombophilia]. Ann Med Interne (Paris). 2003;154(5-6):279-282.
5. Parand A, Zolghadri J, Nezam M, Afrasiabi A, Haghpanah S, Karimi M. Inherited Thrombophilia and Recurrent Pregnancy Loss. Iran Red Crescent Med J. 2013;15(12):e13708. doi:10.5812/ircmj.13708
6. Joksic I, Mikovic Z, Filimonovic D, et al. Combined presence of coagulation factor XIII V34L and plasminogen activator inhibitor 1 4G/5G gene polymorphisms significantly contribute to recurrent pregnancy loss in Serbian population. J Med Biochem. 2020;39(2):199-207. doi:10.2478/jomb-2019-0028
7. Rostov-on-Don State Medical University of Ministry of Health of Russia, Rostov-on-Don, Bushtureva IO, Kuznetsova NB, et al. Prevalence of thrombophilic polymorphisms in women with reccurent miscarriage. Akuš, ginekol reprod. 2015;9(2):13-18. doi:10.17749/2070-4968.2015.9.2.013-018
8. Glueck CJ, Phillips H, Cameron D, et al. The 4G/4G polymorphism of the hypofibrinolytic plasminogen activator inhibitor type 1 gene: an independent risk factor for serious pregnancy complications. Metabolism. 2000;49(7):845-852. doi:10.1053/meta.2000.6749