BIẾN CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN LƯU KIM LUỒN TĨNH MẠCH NGOẠI VI Ở TRẺ SƠ SINH TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC TIMES CITY NĂM 2022 – 2023

Nguyễn Thị Quyên1,, Hoàng Thị Thanh2, Nguyễn Thị Hiền3, Hà Thị Thắm4
1 Đa khoa quốc tế Vinmec Times City
2 Trường Đại học Thăng Long
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên
4 Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tình trạng biến chứng liên quan đến lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi ở trẻ sơ sinh tại khoa Sơ sinh Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City năm 2022 – 2023. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 150 trẻ sơ sinh nhập viện từ ngày 01/08/2022 đến 23/2/2023 tại khoa Sơ sinh – Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City có đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại vi tại khoa. Kết quả: 72,7% trẻ nhập viện ngay ngày đầu sau sinh. Tỷ lệ trẻ trai là 67,3% và trẻ gái là 32,7%. Cân nặng trung bình của trẻ khi nhập viện là 3038,8 ±795,0g; Bệnh lý chính của đối tượng nghiên cứu là nhiễm khuẩn sơ sinh (chiếm 64%) và suy hô hấp (chiếm 60%). Số lần lưu kim luồn trung bình là 2,1/bệnh nhi, chủ yếu lưu 2 lần (chiếm 41,6%). Tỷ lệ đường truyền có biến chứng chiếm 20,8%, trong đó thấm mạch/ thoát mạch chiếm tỷ lệ cao nhất với 15,7% (chủ yếu mức độ 1 chiếm 77,6%; mức độ 2 chiếm 18,4 và mức độ 3 chiếm 4,0%; tiếp theo là tỷ lệ biến chứng viêm tĩnh mạch chiếm 3,2% (toàn bộ đều là độ I); biến chứng loét tỳ đè vị trí lưu kim chiếm 1,9% (tất cả là độ 1) và không có đường truyền nào có biến chứng nhiễm khuẩn huyết. Kết luận: Tỷ lệ biến chứng lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi ở trẻ sơ sinh 20,8%. Tỷ lệ biến chứng thấm mạch/ thoát mạch chiếm tỷ lệ cao nhất với 15,7%; tiếp theo là tỷ lệ biến chứng viêm tĩnh mạch chiếm 3,2%; biến chứng loét tỳ đè vị trí lưu kim chiếm 1,9% và không có đường truyền nào có biến chứng nhiễm khuẩn huyết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. M. C. Wallis, M. McGrail, J. Webster, N. Marsh, J. Gowardman, E. G. Playford, et al., "Risk factors for peripheral intravenous catheter failure: a multivariate analysis of data from a randomized controlled trial," Infect Control Hosp Epidemiol, vol. 35, pp. 63-8, Jan 2014.
2. M. Suliman, W. Saleh, H. Al-Shiekh, W. Taan, and M. AlBashtawy, "The Incidence of Peripheral Intravenous Catheter Phlebitis and Risk Factors among Pediatric Patients," J Pediatr Nurs, vol. 50, pp. 89-93, Jan-Feb 2020.
3. B. v. Đ. K. h. B. Vì, "Đánh giá tình trạng lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên trên những bệnh nhân nội trú tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì năm 2014," 2015.
4. M. T. Danski, P. Mingorance, D. A. Johann, S. A. Vayego, and J. Lind, "Incidence of local complications and risk factors associated with peripheral intravenous catheter in neonates," Rev Esc Enferm USP, vol. 50, pp. 22-8, Feb 2016.
5. M. Dufficy, M. Takashima, J. Cunninghame, B. R. Griffin, C. A. McBride, D. August, et al., "Extravasation injury management for neonates and children: A systematic review and aggregated case series," J Hosp Med, vol. 17, pp. 832-842, Oct 2022.
6. M. Legemaat, P. J. Carr, R. M. van Rens, M. van Dijk, I. E. Poslawsky, and A. van den Hoogen, "Peripheral intravenous cannulation: complication rates in the neonatal population: a multicenter observational study," J Vasc Access, vol. 17, pp. 360-5, Jul 12 2016.
7. J. Pettit, "Assessment of the infant with a peripheral intravenous device," Adv Neonatal Care, vol. 3, pp. 230-40, Oct 2003.
8. A. C. R. Gomes, C. A. G. d. G. Silva, Carmen Justina, J. C. d. O. Faria, A. F. M. Avelar, and E. d. C. Rodrigues, "Assessment of phlebitis, infiltration and extravasation events in neonates submitted to intravenous therapy," J Escola Anna Nery, vol. 15, pp. 472-479, 2011.