NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC VÀ GIÁ TRỊ CỦA DẤU ẤN HÓA MÔ MIỄN DỊCH AMACR TRÊN MẢNH SINH THIẾT KIM UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN TIỀN LIỆT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá một số đặc điểm mô bệnh học của ung thư biểu mô tuyến tiền liệt theo thang điểm Gleason và vai trò của dấu ấn hóa mô miễn dịch AMACR trong chẩn đoán. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 65 bệnh nhân (BN) ung thư biểu mô tuyến tiền liệt được sinh thiết kim tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 5/2019 đến tháng 3/2022. Nhận xét một số đặc điểm về tuổi, nồng độ PSA toàn phần (tPSA). Phân tích các dữ liệu mô bệnh học và sự bộc lộ của dấu ấn AMACR thu được. Kết quả: Đa số các BN có điểm Gleason cao. Cấu trúc mô bệnh học thường gặp là tuyến kém biệt hóa, ổ đặc, hình sàng hoặc tuyến vi nang hợp nhau. Xâm nhập quanh sợi thần kinh gặp nhiều nhất. Dấu ấn AMACR có độ nhạy (92,3%) và độ đặc hiệu (76,9%). Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa sự bộ lộ dấu ấn AMACR với điểm Gleason hoặc nồng độ PSA toàn phần (tPSA). Kết luận: Thang điểm Gleason và dấu ấn AMACR có giá trị trong việc chẩn đoán, cũng như tiên lượng ở bệnh nhân UTTTL.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư biểu mô tuyến tiền liệt, dấu ấn AMACR (P504S), thang điểm Gleason
Tài liệu tham khảo
2. Biswas, S., & Talukdar, M. (2019). Diagnostic utility of AMACR expression to Differentiate Prostate Carcinoma From Benign Hyperplasia Of Prostate-A Hospital Based Cross-Sectional Study. Journal of Evolution of Medical and Dental Sciences, 8(18), NA-NA.
3. Warrick, J. I., & Humphrey, P. A. (2013). Foamy gland carcinoma of the prostate in needle biopsy: incidence, Gleason grade, and comparative α-methylacyl-CoA racemase vs. ERG expression. The American Journal of Surgical Pathology, 37(11), 1709-1714.
4. Nguyễn Văn Hưng (2005), Nghiên cứu mô bệnh học quá sản lành tính, tân sản nội biểu mô và ung thư biểu mô tuyến tiền liệt, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Lê Văn Kỳ (2016), Đặc điểm mô bệnh học và sự bộc lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến tiền liệt trên sinh thiết kim, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Jiang, Z., Woda, B. A., Rock, K. L., Xu, Y., Savas, L., Khan, A.,... & Fanger, G. R. (2001). P504S: a new molecular marker for the detection of prostate carcinoma. The American journal of surgical pathology, 25(11), 1397-1404.
7. Rubin, M. A., Zhou, M., Dhanasekaran, S. M., Varambally, S., Barrette, T. R., Sanda, M. G., ... & Chinnaiyan, A. M. (2002). α-Methylacyl coenzyme A racemase as a tissue biomarker for prostate cancer. Jama, 287(13), 1662-1670.
8. Molinié, V., Fromont, G., Sibony, M., Vieillefond, A., Vassiliu, V., Cochand-Priollet, B., ... & Baglin, A. C. (2004). Diagnostic utility of a p63/α-methyl-CoA-racemase (P504S) cocktail in atypical foci in the prostate. Modern Pathology, 17(10), 1180-1190.