XÂY DỰNG BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ NGUY CƠ HỘI CHỨNG NUÔI ĂN LẠI TRÊN BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ TẠI BỆNH VIỆN ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH COVID-19, BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Nguyễn Thùy Linh1,2,, Nguyễn Thị Dịu3, Hoàng Thị Hòa1, Hoàng Hải My1, Phạm Thị Tuyết Chinh1
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Quân Y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mục tiêu xây dựng biểu mẫu đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh COVID-19 trên bệnh án điện tử, đồng thời xác định tình trạng dinh dưỡng và nguy cơ hội chứng nuôi ăn lại. Tổng quan một số công cụ đánh giá tình trạng dinh dưỡng (SGA, MNA, PG-SGA, GLIM), một số khuyến cáo đánh giá nguy cơ hội chứng nuôi ăn lại (NICE, IrSPEN, ASPEN 2020) và nghiên cứu hồi cứu từ bệnh án điện tử về tình trạng dinh dưỡng và nguy cơ hội chứng nuôi ăn lại. Nghiên cứu lựa chọn công cụ GLIM để đưa vào biểu mẫu đánh giá tình trạng dinh dưỡng, lựa chọn khuyến cáo của ASPEN 2020 đánh giá nguy cơ hội chứng nuôi ăn lại. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên 482 người bệnh năm 2021 cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng theo GLIM là 36,9%, trong đó suy dinh dưỡng mức độ vừa là 22% và 14,9% mức độ nặng. 17,0% bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ hội chứng nuôi ăn lại, nguy cơ hội chứng nuôi ăn lại mức độ nặng chiếm 7,0%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Correia MITD, Perman MI, Waitzberg DL. Hospital malnutrition in Latin America: A systematic review. Clin Nutr. 2017;36(4):958-967. doi:10.1016/j.clnu.2016.06.025
2. da Silva JSV, Seres DS, Sabino K, et al. ASPEN Consensus Recommendations for Refeeding Syndrome. Nutr Clin Pract. 2020;35(2):178-195. doi:10.1002/ncp.10474
3. Detsky AS, McLaughlin JR, Baker JP, et al. What is subjective global assessment of nutritional status? JPEN J Parenter Enteral Nutr. 1987;11(1):8-13. doi:10.1177/014860718701100108
4. Cederholm T, Jensen GL, Correia MITD, et al. GLIM criteria for the diagnosis of malnutrition - A consensus report from the global clinical nutrition community. Clin Nutr. 2019;38(1):1-9. doi:10.1016/j.clnu.2018.08.002
5. Bedock D, Bel Lassen P, Mathian A, et al. Prevalence and severity of malnutrition in hospitalized COVID-19 patients. Clin Nutr ESPEN. 2020;40:214-219. doi:10.1016/j.clnesp.2020.09.018
6. Li T, Zhang Y, Gong C, et al. Prevalence of malnutrition and analysis of related factors in elderly patients with COVID-19 in Wuhan, China. Eur J Clin Nutr. 2020;74(6):871-875. doi:10.1038/s41430-020-0642-3
7. Giraudo C, Librizzi G, Fichera G, et al. Reduced muscle mass as predictor of intensive care unit hospitalization in COVID-19 patients. PLOS ONE. 2021;16(6):e0253433. doi:10.1371/journal.pone.0253433
8. Vahdat Shariatpanahi Z, Vahdat Shariatpanahi M, Shahbazi E, Shahbazi S. Refeeding Syndrome and Its Related Factors in Critically Ill Coronavirus Disease 2019 Patients: A Prospective Cohort Study. Front Nutr. 2022;9:830457. doi:10.3389/fnut.2022.830457