GIÁ TRỊ KẾT HỢP ĐA CHUỖI XUNG CỘNG HƯỞNG TỪ THƯỜNG QUY, KHUẾCH TÁN VÀ TƯỚI MÁU TRONG CHẨN ĐOÁN TRƯỚC ĐIỀU TRỊ U LYMPHO NÃO NGUYÊN PHÁT VÀ U NGUYÊN BÀO THẦN KINH ĐỆM

Nguyễn Ngọc Anh1, Nguyễn Duy Hùng1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xác định hiệu quả khi kết hợp các chuỗi xung cộng hưởng từ (CHT) thường quy, khuếch tán và tưới máu trong phân biệt u lympho não nguyên phát (ULNNP) và u nguyên bào thần kinh đệm (UNBTKĐ). Phương tiện và phương pháp: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu hồi cứu trên 45 bệnh nhân u não có kết quả giải phẫu bệnh, bao gồm 18 bệnh nhân ULNNP và 27 bệnh nhân UNBTKĐ. Tất cả bệnh nhân đều được chụp các chuỗi xung CHT thường quy, khuếch tán và tưới máu trước khi phẫu thuật cắt bỏ u hoặc sinh thiết. Ba bác sỹ đã sử dụng ba nhóm chuỗi xung: A (chỉ có CHT thường quy), B (CHT thường quy và khuếch tán) và C (CHT thường quy, khuếch tán và tưới máu) để phân biệt ULNNP và UNBTKĐ. Chỉ số kappa (κ) được sử dụng để so sánh khả năng phân biệt ULNNP và UNBTKĐ giữa các nhóm. Kết quả: Nhóm B thể hiện chỉ số đồng thuận dưới trung bình (κ = 0,569) thấp hơn nhóm A (κ = 0,808) và nhóm C (κ = 0,953). Trong đó, nhóm C có chỉ số đồng thuận rất tốt giữa nhóm với kết quả mô bệnh học, có độ nhạy 94,4%, độ đặc hiệu 100%, giá trị dự đoán dương tính 100%, giá trị dự đoán âm tính 96,4%, độ chính xác 97,2%. Kết luận: Việc kết hợp thêm chuỗi xung CHT khuếch tán và tưới máu giúp cải thiện khả năng phân biệt ULNNP với UNBTKĐ so với chỉ sử dụng chuỗi xung CHT thường quy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hanif F., Muzaffar K., Perveen kahkashan, et al. (2017). Glioblastoma Multiforme: A Review of its Epidemiology and Pathogenesis through Clinical Presentation and Treatment. APJCP, 18(1).
2. Kickingereder P., Wiestler B., Sahm F., et al. (2014). Primary Central Nervous System Lymphoma and Atypical Glioblastoma: Multiparametric Differentiation by Using Diffusion, Perfusion-, and Susceptibility-weighted MR Imaging. Radiology, 272(3), 843–850.
3. Han C.H. and Batchelor T.T. (2017). Diagnosis and Management of Primary Central Nervous System Lymphoma. 11.
4. Makino K., Hirai T., Nakamura H., et al. (2018). Differentiating Between Primary Central Nervous System Lymphomas and Glioblastomas: Combined Use of Perfusion-Weighted and Diffusion-Weighted Magnetic Resonance Imaging. World Neurosurgery, 112, e1–e6.
5. Osborn A.G., Louis D.N., Poussaint T.Y., et al. (2022). The 2021 World Health Organization Classification of Tumors of the Central Nervous System: What Neuroradiologists Need to Know. AJNR Am J Neuroradiol, 43(7), 928–937.
6. Kundel H.L. and Polansky M. (2003). Measurement of observer agreement. Radiology, 228(2), 303–308.
7. Malikova H., Koubska E., Weichet J., et al. (2016). Can morphological MRI differentiate between primary central nervous system lymphoma and glioblastoma?. Cancer Imaging, 16(1), 40.
8. Lugano R., Ramachandran M., and Dimberg A. (2020). Tumor angiogenesis: causes, consequences, challenges and opportunities. Cell Mol Life Sci, 77(9), 1745–1770.