THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP CỦA DƯỢC SĨ Ở CÁC QUẦY THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT NĂM 2022

Nguyễn Thị Diệu Linh1, Nguyễn Ngọc Đan Anh1, Trần Thị Lan Chi1, Nguyễn Minh Nam1, Đỗ Văn Mãi2,
1 Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
2 Trường Đại học Nam Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thành phố Buôn Ma Thuột là nơi tập trung mật độ dân cư đông đúc nhất tỉnh Đắk Lắk, số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn cũng đang gia tăng nhanh chóng. Nhưng liệu sự phát triển mạnh số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc có song hành cùng với chất lượng hay không. Vì thế, khảo sát thực trạng hoạt động nghề nghiệp của dược sĩ ở một số quầy thuốc trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột năm 2022 được thực hiện bởi phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả cho thấy trường hợp bán thuốc đối với bệnh đơn giản kỹ năng khai thác thông tin được tất cả các quầy thuốc thực hiện, trung bình 1 quầy thuốc hỏi 4,93 câu; 75,5% quầy thuốc không đưa ra bất cứ lời khuyên nào cho khách hàng, tất cả quầy thuốc đều thực hiện tư vấn sử dụng thuốc nhưng chủ yếu hướng dẫn về liều dùng 1 lần, 97,78% quầy thuốc bán thuốc thuộc nhóm kê đơn. Trường hợp bán thuốc kê đơn có 84,4% quầy thuốc không đưa ra bất kì câu hỏi nào, không có quầy thuốc nào hỏi về đơn thuốc và 91,11% quầy thuốc vẫn đồng ý bán khi khách hàng không có đơn, 93,3% quầy thuốc không đưa ra bất cứ lời khuyên nào cho khách hàng, 97,56% quầy thuốc không có bất kỳ hướng dẫn nào. Hoạt động ghi nhãn thuốc đúng quy định không được thực hiện ở tất cả các quầy thuốc. Bên cạnh đó chỉ có 11,1% quầy thuốc có dược sĩ mặc áo blouse và không có dược sĩ nào đeo biển hiệu ghi rõ họ tên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trịnh Hồng Minh, Phạm Đình Luyến, Phan Văn Bình (2015). “Khảo sát thực trạng hoạt động nghề nghiệp của người bán lẻ thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. Tạp chí Y – Dược học Quân Sự, 4 (2015). Tr. 15-22.
2. Nguyễn Thị Diệu Linh (2018). Đánh giá hoạt động hành nghề của các quầy thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
3. Lưu Ngọc Hoạt, Hoàng Văn Minh (2020). Phương pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu trong nghiên cứu khoa học sức khỏe. Đại học Y tế công cộng.
4. Nguyễn Thị Phương Thúy (2021). Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành bán kháng sinh của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc ở việt nam. Luận văn tiến sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội
5. Afia Frimpomaa Marfo et al. (2013). "Patient knowledge of medicines dispensed from Ghanaian community pharmacies". Pharmacy Practice 2013, 11(2). Pp. 66‐70.
6. Desalegn Birara Mamo, Belete Kassa Alemu (2020). "Rational Drug-Use Evaluation Based on World Health Organization Core Drug-Use Indicators in a Tertiary Referral Hospital, Northeast Ethiopia: A Cross-Sectional Study". Drug Healthc Patient Saf, 12. Pp.15‐21.
7. Dishon Muloi, Eric M Fèvre, Judy Bettridge, et al. (2019). "A cross-sectional survey of practices and knowledge among antibiotic retailers in Nairobi, Kenya". J Glob Health, 9(2). Pp. 1-10.
8. Jean-Venable Goode, James Owen, Alexis Page and Sharon Gatewood (2019), Community-Based Pharmacy Practice Innovation and the Role of the Community-Based Pharmacist Practitioner in the United States, p.2