TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH VÀ MỘT SỐ GEN KHÁNG THUỐC CỦA STREPTOCOCCUS SUIS GÂY BỆNH TRÊN NGƯỜI

Thân Mạnh Hùng1,2,, Vũ Đình Phú1,2, Lê Văn Nam3
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
2 Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội
3 Bệnh viện Quân Y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Streptococcus suis gây ra bệnh cảnh đa dạng trên người, bệnh có khả năng gây dịch với tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt trên nhóm bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Mục tiêu: Phân tích tình trạng kháng kháng sinh và biểu hiện một gen kháng thuốc của S. suis gây bệnh trên người. Phương pháp: Tiến cứu, quan sát, phân tích tình trạng kháng kháng sinh của Streptococcus suis bằng kĩ thuật E-test và tìm hiểu một số gen kháng thuốc của S. suis. Kết quả: Bệnh chủ yếu ở nam giới (90%), 100% các chủng S. suis nhạy cảm với các kháng sinh nhóm penicilin, ampicilin, ceftriaxone, linezolid, và vancomycin. Kháng sinh có tỷ lệ kháng cao: erythromycin (76,3%), clindamycin (73,5%) và tetracyclin (97,6%). Phát hiện các gen kháng kháng sinh bao gồm: ant(6) với 78,75%, tet(B) với 75%, tet(O) với 28,75% và erm(B) với 60%. Kết luận: Streptococcus suis còn nhạy cảm với các loại kháng sinh thường sử dụng trên lâm sàng như penicilin, ampicilin, ceftriaxone. Có sự tương ứng giữa tần xuất xuất hiện các gen kháng thuốc với tình trạng kháng kháng sinh trên kháng sinh đồ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Vu Thi Lan Huong, Ngo Thi Hoa, Peter Horby, et al., (2014). Raw Pig Blood Consumption and Potential Risk for Streptococcus suis Infection, Vietnam. Emerging Infectious Diseases • http://www.cdc.gov/eid 20(11), 1895 - 1898.
2. Hongjie Yu, Huaiqi Jing, Zhihai Chen, et al., (2006). Human Streptococcus suis Outbreak, Sichuan, China. Emerging Infectious Diseases • http://www.cdc.gov/eid, 2(6), 914 - 920.
3. Fongcom, A., S. Pruksakorn, P. Netsirisawan, et al., (2009). Streptococcus suis infection: a prospective study in northern Thailand. Southeast Asian J Trop Med Public Health, 40(3), 511-7.
4. Cục Y tế dự phòng, B.Y.t., (2017). Niêm giám thống kê Bệnh truyền nhiễm năm 2016. Trang 05.
5. Sang-Ik OH, Albert Byungyun JEON, Byeong-Yeal JUNG, et al., (2016). Capsular serotypes, virulence-associated genes and antimicrobial susceptibility of Streptococcus suis isolates from pigs in Korea. The Journal of Veterinary Medical Science, 79(4), 780-787.
6. Jose Antonio Escudero, Alvaro San Millan, Ana Catalan, et al., (2007). First Characterization of Fluoroquinolone Resistance in Streptococcus suis. Antimicrobial Agents and Chemotherapy, 51(2), 777-782.
7. Ngo T Hoa, Tran TB Chieu, Ho DT Nghia, et al., (2011). The antimicrobial resistance patterns and associated determinants in Streptococcus suis isolated from humans in southern Vietnam, 1997-2008. BMC Infectious Diseases 2011, 11:6, 11(6), 1-8.
8. Soares, T.C., A.C. Paes, J. Megid, et al., (2014). Antimicrobial susceptibility of Streptococcus suis isolated from clinically healthy swine in Brazil. Can J Vet Res, 78(2), 145-9.
9. Yongkiettrakul, S., K. Maneerat, B. Arechanajan, et al., (2019). Antimicrobial susceptibility of Streptococcus suis isolated from diseased pigs, asymptomatic pigs, and human patients in Thailand. BMC Vet Res, 15(1), 5.
10. Athey, T.B., S. Teatero, D. Takamatsu, et al., (2016). Population Structure and Antimicrobial Resistance Profiles of Streptococcus suis Serotype 2 Sequence Type 25 Strains. PLoS One, 11(3), e0150908.