CĂNG THẲNG, LO ÂU, TRẦM CẢM CỦA ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG NĂM 2023 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương năm 2023 và một số yếu tố ảnh hưởng. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang có phân tích, kết hợp với định tính. Nghiên cứu định lượng sử dụng thang đo DASS 21 để đánh giá mức độ căng thẳng, lo âu, trầm cảm, có tất cả 148 điều dưỡng lâm sàng được lựa chọn tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu định tính, chọn chủ đích các đối tượng để thực hiện phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm về các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng lâm sàng. Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để mô tả điểm trung bình, độ lệch chuẩn, sử dụng kiểm định khi bình phương để tìm hiểu các yếu tố liên quan. Kết quả: Tỉ lệ căng thẳng là 13,5%, mức độ căng thẳng nhẹ là 10,1%, mức độ vừa là 3,4%. Tỉ lệ lo âu là 14,2%, mức độ lo âu nhẹ là 12,2%, mức độ vừa là 2,0%. Tỉ lệ trầm cảm là 7,5%, mức độ trầm cảm nhẹ là 6,1%, mức độ vừa là 1,4%. Yếu tố môi trường làm việc, mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, với lãnh đạo là những ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tâm thần của điều dưỡng lâm sàng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu định tính cho thấy những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của điều dưỡng điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đảm bảo và khối lượng công việc lớn. Kết luận: Ban lãnh đạo bệnh viện cần có những biện pháp can thiệp thích hợp như bố trí nhân lực, tổ chức khám sức khỏe tâm thần cho điều dưỡng để góp phần cải thiện SKTT cho điều dưỡng lâm sàng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
căng thẳng, lo âu, trầm cảm, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
Tài liệu tham khảo
2. D. K. Creedy, M. Sidebotham, J. Gamble, J. Pallant, J. Fenwick. Prevalence of burnout, depression, anxiety and stress in Australian midwives: a cross-sectional survey. BMC Pregnancy Childbirth. 2017;17(1):13.
3. Ngô Thị Kiều My, Trần Đình Vinh, Đỗ Mai Hoa. Đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng và hộ sinh khối lâm sàng Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng năm 2014. Tạp chí Y Tế Công cộng. 2015;34:57-62.
4. Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương. Báo cáo kết quả hoạt động năm 2021 và Phương hướng hoạt động năm 2022. 2021.
5. Nguyễn Mạnh Tuân, Đàm Thị Tám Hương, Đặng Quang Hiếu, và các cộng sự. Stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế Bệnh viện Trưng Vương năm 2018. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2018;22:71-9.
6. Lê Thị Thanh Xuân, Đặng Kim Oanh, Nguyễn Thúy Hiền, Lê Thị Thanh Hà. Stress nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2017. Tạp chí nghiên cứu Y học 2020;129:8-13.
7. Trịnh Xuân Quang. Tình trạng stress của điều dưỡng các khoa lâm sàng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang năm 2018. Hà Nội: Trường Đại học Y tế công cộng; 2018.