PHÂN TÍCH CHI PHÍ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ BẢO HIỂM Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN LÊ VĂN THỊNH NĂM 2022

Lã Thanh Duy1, Lã Thanh Duy1, Hoàng Thy Nhạc Vũ1,2,, Lê Phước Thành Nhân2, Trần Văn Khanh2, Nguyễn Phi Hồng Ngân2
1 Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Lê Văn Thịnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích chi phí sử dụng thuốc trong điều trị cho người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) có bảo hiểm y tế (BHYT) tại bệnh viện Lê Văn Thịnh (BVLVT) năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu dữ liệu liên quan đến người bệnh ĐTĐ có BHYT tại BVLVT năm 2022 để mô tả chi phí sử dụng thuốc điều trị cho người bệnh theo phân nhóm thuốc, hoạt chất, đường dùng, nước sản xuất, nội/ngoại trú. Kết quả: Năm 2022, có 94 thuốc tương ứng với 25 hoạt chất được BVLVT sử dụng để điều trị cho người bệnh ĐTĐ có BHYT, với tổng chi phí sử dụng thuốc là 27,910 tỷ đồng. Thuốc sản xuất tại Việt Nam chiếm 22,2% chi phí, và 77,8% chi phí còn lại liên quan đến các thuốc có nguồn gốc từ 13 quốc gia khác; trong đó, thuốc có nguồn gốc từ châu Âu chiếm 48,2% chi phí sử dụng thuốc. Khi xem xét chi phí sử dụng theo nhóm thuốc, nhóm thuốc insulin chiếm 27,0% tổng chi phí; nhóm biguanid phối hợp với nhóm thuốc DPP-4i chiếm 28,8%. Sitagliptin+metformin (50mg+1000mg) và insulin tác dụng chậm kéo dài 300UI/3ml là hai thuốc có chi phí sử dụng cao nhất, chiếm tỷ lệ lần lượt 10,5% và 5,8% tổng chi phí thuốc. Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thông tin cụ thể về chi phí sử dụng thuốc cho người bệnh ĐTĐ có BHYT tại BVLVT trong một năm, giúp lãnh đạo của bệnh viện có thêm căn cứ trong việc đánh giá thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện, tạo cơ sở cho những điều chỉnh trong kế hoạch phân bổ ngân sách và lựa chọn mua sắm thuốc phù hợp với tình hình thực tế tại bệnh viện cho những năm tiếp theo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Tuấn Anh, Phạm Tiến Quang, Nguyễn Hồng sơn, Lý Hữu Tuấn: Điều trị viêm túi thừa đại tràng trái biến chứng thủng. Y học TP.Hồ Chí Minh 26 (1) 2022:77-83.
2. Lê Huy Lưu, Nguyễn Văn Hải: Kết quả phẫu thuật cắt túi thừa đại tràng phải bằng phẫu thuật nội soi.Y học TP.Hồ Chí Minh 14(4) 2010:1-6
3. Lê Huy Lưu, Nguyễn Văn Hải: Viêm túi thừa đại tràng. Cấp cứu ngoại tiêu hóa. NXB Thanh niên 2018:147-158.
4. Thái Nguyên Hưng: Đánh giá kết quả điều trị nội khoa bệnh lý túi thừa đại tràng. Y Học Thức hành 7 (1140) 2020:114-117.
5. Thái Nguyên Hưng, Trần Bình Giang: Đánh giá kết quả phẫu thuật và phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh lý túi thừa đại tràng tại bệnh viện Việt Đức.Tạp chí phẫu thuật nội soi và nội soi Việt nam 4 (3) 2013:5-13.
6. Đặng Thị Hòa Thu: Đặc điểm lâm sàng và kết quả sớm điều trị phẫu thuật bệnh lý viêm túi thừa đại tràng 2001-2008. Khóa luận tốt nghiệp BSYK 2003-2009.HN 2009
7. Fang JF, Chen RJ, Lin BC (2003): Aggressive resection is indicated for cecal diverticulitis. Am.J.Surg,185(2):135-140.
8. Zingg U, Pastenak I, Dietrich M, et al (2010): Primary anastomosis vs Hartmann procedure in patient undergoing left emergency for perforated diverticulitis. Colorectal dis,12 (1): 54-60