ĐẶC ĐIỂM TRẦM CẢM TRÊN THANG ĐIỂM PHQ-9 Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐƯỜNG TIÊU HÓA TẠI BỆNH VIỆN K

Tuyết Mai Đỗ 1,, Tiến Quang Nguyễn 1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm trầm cảm trên thang điểm PHQ-9 ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tại bệnh viện K. Đối tượng: 124 bệnh nhân đã chẩn đoán xác định ung thư đường tiêu hóa và điều trị tại bệnh viện K từ tháng 8/2020 đến tháng 10/2020. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 2,6/1, tuổi trung bình là 57,9 ± 9,65. Đa số có trình độ dưới lớp 10 (57,3%) và độc thân/góa (93,5%). Trầm cảm thường gặp nhất ở ung thư đại trực tràng (52,4%), tiếp theo là ung thư thực quản (27,4%) và ít nhất ở ung thư dạ dày (20,2%), đa số bệnh nhân ở giai đoạn III-IV (64,5%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm với ung thư thực quản (p < 0,001; OR = 1,009, 95% CI = 0,359-2,838) và ung thư đại trực tràng (p < 0,05; OR = 0,901, 95%CI = 0,358-2,273). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm với giai đoạn IV với p < 0,05 (OR = 0,196; 95%CI = 0,058-0,660). Theo thang điểm PHQ-9 có 45,2% bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có biểu hiện trầm cảm và 17,8% có trầm cảm mức độ trung bình trở lên cần được can thiệp. Kết luận: Trầm cảm thường gặp ở người bệnh ung thư đường tiêu hoa. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm với ung thư thực quản, đại trực tràng và giai đoạn muộn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. International Agency for Research on Cancer W.H.O. (2020). Vietnam fact sheets. Globocan 2020.
2. Jimmie C. Holland, William S. Breitbart, Paul B. Jacobsen, (2018), Psycho-Oncology - Hardback - Matthew J. Loscalzo, Ruth McCorkle, Phyllis N. Butow -, Oxford University Press.
3. Chung J., Ju G., Yang J. và cộng sự. (2018). Prevalence of and factors associated with anxiety and depression in Korean patients with newly diagnosed advanced gastrointestinal cancer. Korean J Intern Med, 33(3), 585–594.
4. Lee Y., Lin P.-Y., Lin M.-C. và cộng sự. (2019). Morbidity and associated factors of depressive disorder in patients with lung cancer. Cancer Manag Res, 11, 7587–7596.
5. Satin J.R., Linden W., và Phillips M.J. (2009). Depression as a predictor of disease progression and mortality in cancer patients: a meta-analysis. Cancer, 115(22), 5349–5361.
6. Hinz A., Mehnert A., Kocalevent R.-D. và cộng sự. (2016). Assessment of depression severity with the PHQ-9 in cancer patients and in the general population. BMC Psychiatry, 16.
7. Hartung T.J., Brähler E., Faller H. và cộng sự. (2017). The risk of being depressed is significantly higher in cancer patients than in the general population: Prevalence and severity of depressive symptoms across major cancer types. Eur J Cancer, 72, 46–53.