ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá được mối liên quan giữa tổn thương mạch vành ở người bệnh mạch vành không bệnh kèm và có bệnh kèm. Đối tượng và phương pháp: 168 người bệnh mạch vành điều trị tại Khoa nội tim mạch Bệnh viện C Đà Nẵng từ tháng 12/2021 đến tháng 12/2022. Nghiên cứu thực hiện bằng phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: Tổn thương liên thất trước (LAD%) ở người không bệnh kèm là 7/7 (100%); người 1 bệnh kèm là 67/68 (98,5%) và 2 bệnh kèm trở lên là 89/93 (95,7%). Tổn thương động mạch mũ trái (LCx%) ở người có 1 bệnh kèm tương ứng là 2/7 (28,6%), 31/68 (45,6%) và 60/93 (64,5%). Tổn thương mạch vành phải (RCA%) ở người 2 bệnh kèm trở lên tương ứng là 2/7 (28,6%), 42/68 (61,8%) và 70/93 (75,3%). Người bệnh mạch vành không bệnh kèm có 1 nhánh tổn thương chiếm tỷ lệ 57,1%; 2 nhánh (28,6%) và 3 nhánh (14,3%). Người bệnh có 1 bệnh kèm tương ứng với tỷ lệ 30,9%; 32,4% và 36,8%. Người bệnh có 2 bệnh kèm trở lên tương ứng với tỷ lệ 23,2%; 33,3% và 43,5%. Kết luận: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa người bệnh mạch vành không bệnh kèm và có bệnh kèm với tỷ lệ tổn thương LCx% (p= 0,019); RCA% (p= 0,017) và số lượng nhánh tổn thương (p= 0,029). Không có sự khác biệt giữa người bệnh không bệnh kèm và có bệnh kèm với tỷ lệ tổn thương LAD%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh mạch vành; hẹp nhánh liên thất trước; động mạch mũ trái; động mạch vành phải.
Tài liệu tham khảo
2. Benjamin, Emelia J., et al. "Heart disease and stroke statistics—2019 update: a report from the American Heart Association." Circulation 139.10 (2019): e56-e528.
3. Phạm Hồng Phương, Phạm Mạnh Hùng, Vũ Điện Biên. "Đánh giá sự liên quan giữa bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu với tổn thương động mạch vành ở các bệnh nhân được chụp động mạch vành." Journal of 108-Clinical Medicine and Phamarcy (2018), 13 (2).
4. Nguyễn Phi Anh (2014). Nghiên cứu chức năng thất trái bằng phương pháp siêu âm Doppler mô cơ tim ở bệnh nhân bệnh tím thiếu máu cục bộ mạn tính trước và sau điều trị tái tưới máu. Luận án Tiến sĩ y học. Đại học Y Hà Nội
5. Vũ Kim Chi (2013). Nghiên cứu giá trị phương pháp chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán bệnh lý động mạch vành. Luận án tiến sĩ y học. Đại học Y Hà Nội.
6. Hosseini K, Mortazavi SH, Sadeghian S, Ayati A, Nalini M, Aminorroaya A, Tavolinejad H, Salarifar M, Pourhosseini H, Aein A, Jalali A. Prevalence and trends of coronary artery disease risk factors and their effect on age of diagnosis in patients with established coronary artery disease: Tehran Heart Center (2005–2015). BMC cardiovascular disorders. 2021 Dec;21:1-1.
7. Trần Thị Trúc Linh (2016), Nghiên cứu mối liên quan giữa biểu hiện tim với mục tiêu theo khuyến cáo ESC-EASD ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp. Luận án Tiến sĩ y học. Đại học Y dược, Đại học Huế.
8. Mishra S, Ray S, Dalal JJ, Sawhney JP, Ramakrishnan S, Nair T, Iyengar SS, Bahl VK. Management standards for stable coronary artery disease in India. Indian Heart Journal. 2016 Dec 1;68:S31-49.