ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOÁ XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI TRIỆT CĂN UNG THƯ THỰC QUẢN GIAI ĐOẠN III SỬ DỤNG PHÁC ĐỒ PC HÀNG TUẦN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả hoá xạ trịđồng thời triệt căn (HXTĐTTC) trong điều trị (ĐT) ung thư thực quản (UTTQ) giai đoạn III đồng thời nhận xét một số tác dụng không mong muốn (TDKMM) của phương pháp ĐT này. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứutrên 42 bệnh nhân (BN) được xạ trị IMRT hoặc 3D – CRT (liều 50,4 Gy cho vùng thể tích dự phòng, 60 – 66 Gy cho vùng u và hạch nguyên phát) kết hợp hóa chất Paclitaxel – Carboplatin (PC) hàng tuần (liều Paclitaxel 50mg/m2, Carboplatin AUC 2pha truyền tĩnh mạch ngày 1, chu kỳ 7 ngày trong quá trình xạ trị), đánh giá kết quả điều trị trên lâm sàng, trên cắt lớp vi tính (CLVT) theo RECIST và tác dụng không mong muốn sau 4 tuần kể từ khi kết thúc điều trị. Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng sau điều trị trên lâm sàng đạt 90,5%. Tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 85,7%, trong đó đáp ứng hoàn toàn đạt tỷ lệ 33,3% và không có BN tiến triển sau điều trị trong thời gian theo dõi, đánh giá. Qua phân tích một số yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị bao gồm: giai đoạn T (T2 đáp ứng tốt hơn T3, p = 0,023), giai đoạn N (N1 đáp ứng tốt hơn N2, p = 0,001), kích thước u (kích thước u nhỏ đáp ứng tốt hơn kích thước u lớn, p = 0,033), kỹ thuật xạ trị (xạ trị bằng kỹ thuật IMRT cho hiệu quả tốt hơn kỹ thuật 3D – CRT, p = 0,006). TDKMM sớm hay gặp liên quan đến xạ trị bao gồm viêm da (61,9%), viêm thực quản (38,1%) và viêm phổi (11,9%) độ 1, độ 2. Hầu hết các TDKMM trên hệ huyết học, tiêu hoá, gan thận ở độ 1 và 2; chỉ gặp 2,4% bệnh nhân giảm bạch cầu độ 3. Kết luận: HXTĐTTC với phác đồ PC hàng tuần điều trị BN UTTQ giai đoạn III đảm bảo tốt kế hoạch điều trị, TDKMM chấp nhận được và hiệu quả điều trị tương đương với phác đồ CF.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hóa xạ trị đồng thời triệt căn, ung thư thực quản giai đoạn III
Tài liệu tham khảo
2. NCCN (2020), “Esophageal cancer”, Clinical Practice Guidelines in Oncology.
3. Hàn Thị Thanh Bình (2004), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư biểu mô thực quản tại Bệnh viện K giai đoạn 1998 – 2004”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Đức Lợi (2015), “Đánh giá hiệu quả phác đồ hoá xạ trị đồng thời và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô thực quản giai đoạn III, IV tại bệnh viện K”, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y HN.
5. Horning J., Smit J. K., Muijs C. T., et al. (2014), “A comparison of Carboplatin and Paclitaxel with Cisplatinum and 5-Fluorouracil in definitive chemoradiation in esophageal cancer patients”,Ann Oncol, 25(3), pp.638.
6. Münch S., Pigorsch S. U., Feith M., et al. (2017), “Comparison of neoadjuvant chemoradiation with carbolatin/paclitaxel or cisplatin/5-Fluoruracil in patients with squamous cell carcinoma of the esophagus, Radiant Oncol LondEngl, pp.12.
7. Kaneko K., Ito H., Konishi K., et al.(2003), “Definitive chemoradiotherapy for patients with malignant stricture due to T3 or T4 squamous cell carcinoma of the oesophagus”, Br J Cancer, 88(1), pp.18-24.
8. Ito M., Kodaira T., Tachibama H., et al.(2017), “Clinical results of definitive chemoradiotherapy for cervical esophageal cancer: Comparison of failure pattern and toxicities between intensity – modulated radiotherapy and 3 – dimensional conformal radiotherapy”, Head neck, 39 (12): pp.2406-2415.