ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HEMOGLOBIN TRONG ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU BẰNG ERYTHROPOIETIN TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU NĂM 2022-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả hemoglobin và một số yếu tố liên quan đến kết quả hemoglobin trong điều trị thiếu máu bằng erythropoietin (EPO) trên bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 96 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ được chỉ định điều trị thiếu máu bằng erythropoietin tại khoa Thận nhân tạo của Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. Kết quả: Số bệnh nhân khi bắt đầu nghiên cứu có Hb nhỏ hơn 10g/dL chiếm tỷ lệ lớn nhất chiếm 70,83%. Mức liều phổ biến nhất là 48000UI. Từ tháng thứ nhất (T1) đến tháng thứ 12 (T3) nồng độ Hb trung bình tăng lên rõ rệt, tại T1 Hb trung bình là 8,68g/dL, tại T3 Hb trung bình là 9,55g/dL. Sau 12 tháng điều trị, RBC trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu có xu hướng tăng lên. Nồng độ Ferritin trung bình khá ổn định và ít dao động trong khoảng thời gian nghiên cứu, dao động trong khoảng 175,63 µg/L – 275,49 µg/L. Kết luận: Liều EPO phổ biến dùng cho bệnh nhân là 48000 UI/ tháng, tất cả bệnh nhân đều được dùng thuốc EPO tiêm tĩnh mạch sau khi lọc máu. Các chỉ số huyết học: Hb và hồng cầu trung bình tăng. Tuy nhiên cần chú ý đến tốc độ tăng Hb để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Nồng độ ferritin huyết thanh trung bình tăng và nằm trong khoảng giá trị bình thường.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hemoglobin, erythropoietin, suy thận mạn lọc máu chu kỳ, Bệnh viện Đa Khoa Bạc Liêu m trọng, tỷ lệ 43% và 57% tương ứng với giai
Tài liệu tham khảo
2. Đỗ Thị Hòa, Nguyễn Thị Tuyết Trinh. Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc tại hồng cầu trên bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Thận Hà Nội. Tạp chí Khoa học. 2020; 65.
3. Đỗ Thị Thu Hiền. Đánh giá việc sử dụng Erythropoietin trong điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Thái Bình. Luận văn thạc sỹ dược học. Đại học Y Hà Nội. 2015
4. Tăng Văn Mến. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thiếu máu bằng erythropoietin người tái tổ hợp ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu định kỳ tại bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2017.
5. Huỳnh Trinh Trí. Khảo sát tình hình thiếu máu trên bệnh nhân suy thận mạn đang lọc máu định kỳ tại bệnh viện Chợ Rẫy. Luận văn thạc sĩ. 2007; trang 32.
6. Trần Thanh Trước. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thiếu máu và đánh giá kết quả điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Luận án Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2018.
7. Jacobs, C., Frei, D., Perkins, A.C. Results of the European Survey on Anaemia Management 2003 (ESAM 2003): curren status of anaemia management in dialysis patients, factors affecting epoetin dosage and changes in anaemia management over the last 5 years. Nephrol. Dial. Transplant. 2015; 20 (Suppl 3), pp. 3–24.
8. Kidney Disease: Improving Global Outcomes (KDIGO) Anemia Work Group. KDIGO Clinical Practice Guideline for Anemia in Chronic Kidney Disease". 2013.