TẦN SUẤT VI KHUẨN SINH MEN β-LACTAMASE PHỔ RỘNG VÀ TÍNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CHÚNG TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN

Hồng Thị Khánh Ngân1,, Phạm Thị Bích Phượng2
1 Bệnh viện Bình Dân
2 Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trước đây, nhiễm khuẩn do E. coli, K. pneumoniae và Enterobacter có thể điều trị dễ dàng bằng cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4. Nhưng đến nay, các vi khuẩn có khả năng sinh men β-lactam phổ rộng (ESBL) đã kháng gần 70% các loại kháng sinh. Để có cơ sở xây dựng kháng sinh đồ trong quá trình điều trị, chúng tôi thực hiện đề tài khảo sát tần suất vi khuẩn sinh men β-lactamase phổ rộng và tính đề kháng kháng sinh của chúng tại bệnh viện Bình Dân. Mục tiêu: Khảo sát tần suất vi khuẩn sinh men β-lactamase phổ rộng và tính đề kháng kháng sinh của chúng tại bệnh viện Bình Dân. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Tất cả các mẫu là trực khuẩn gram âm thường gặp được phân lập từ các bệnh phẩm hàng ngày theo quy trình phân lập, định danh và kháng sinh đồ tại phòng Vi sinh bệnh viện Bình Dân từ tháng 02/2018 đến tháng 01/2020. Vi khuẩn gram âm sinh ESBL được xác định bằng phương pháp đĩa đôi cải tiến và phương pháp đĩa kết hợp. Kết quả: Vi khuẩn gram âm sinh ESBL là 32,03%. Trong 13.403 chủng vi khuẩn gram âm phân lập từ 17.226 mẫu dương tính, có 4.293 mẫu cấy có vi khuẩn gram âm sinh ESBL, chủ  yếu  là  bệnh  phẩm nước tiểu và mủ. Do đó, khả năng sinh ESBL trong 2 mẫu bệnh phẩm này chiếm đa số. Khi khảo sát các mẫu bệnh phẩm sinh ESBL, chúng tôi nhận thấy 3 vi khuẩn hàng đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện là E. coli (39,49%); K.pneumonia (31,64%); Klebsiella spp. (22,63%). Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi nhận 3 trường hợp (TH) P. mirabilis; 1 TH Serratia spp (mủ). 1 TH Enterobacter cloacae và 1 TH Acinetobacter baumannii (đàm). Tỷ lệ đề kháng của vi khuẩn sinh ESBL đối với kháng sinh nhóm Quinolon, Cephalosporin, Aminoglycoside đều gần bằng nhau >50%.  Klebsiella spp. kháng cao hầu hết các kháng sinh đang sử dụng trong bệnh viện hơn E.coli như kháng sinh phối hợp với chất ức chế beta lactamase, đối với Klebsiella spp. >70%, E. coli <20%; nhóm carbapenem của E. coli <37%, trong khi đó Klebsiella spp. < 57%. Kết luận: Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho những nghiên cứu giám sát tiếp theo và tăng cường công tác quản lý sử dụng kháng sinh hợp lý.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Chu Thị Hải Yến và cộng sự (2014). Khảo sát tỉ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương. Y học Tp. Hồ Chí Minh, tập 18, số 5.
2. Lê Thị Thanh Thảo và cộng sự (2021). Khả năng tiết β-lactamase phổ rộng, carbapenamase của Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae phân lập từ bệnh phẩm nước tiểu tại bệnh viện quận 2. Y học Tp. Hồ Chí Minh, tập 25, số 6, 62-68.
3. Romeo S. Gundran, et.al. (2019). Prevalence and distribution of blaCTX-M, blaSHV, blaTEM gens in extended- spectrum β- lactamase- producing E. coli isolates from broiler farms in the Philippines. BMC Veterinary Research volume 15, Article number: 227
4. Trà Anh Duy, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng (2014). Đánh giá đặc điểm dịch tễ học và kháng sinh đồ của vi khuẩn trong bệnh lý hẹp niệu. Y học Tp. Hồ Chí Minh, tập 18, số 1, 359-365.
5. Trần Lê Duy Anh và cộng sự (2016). Nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn tiết ESBL tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định: kết quả chẩn đoán và điều trị. Y học Tp. Hồ Chí Minh, tập 20, số 1, 85-91.
6. Yannick Caron, et.al. (2018). Beta-lactamase resistance among Enterobacteriacae in Cambodia: The four year itch. International Journal of Infectious Diseases, 66 (2018), 74-79.