NGHIÊN CỨU INVITRO VỀ SỰ KHÍT SÁT CỦA CỦA KỸ THUẬT TRÁM BÍT ỐNG TỦY MỘT CÂY CONE

Võ Huỳnh Trang1, Lê Nguyên Lâm1,
1 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh sự khít sát của khối vật liệu vào thành ống tủy của kỹ thuật trám bít ống tủy một cây cone giữa các vị trí 1/3 cổ,1/3 giữa và 1/3 chóp. Phương pháp nghiên cứu: in vitro, chọn mẫu thuận tiện. 15 răng cửa giữa hàm trên sau khi nhổ được rửa dưới vòi nước trong 1 phút, khử trùng bằng cách ngâm trong dung dịch Hexanios 2% ít nhất 2 giờ, bảo quản trong dung dịch Formol 10%. Răng được sửa soạn bằng hệ thống trâm dũa tay ProTaper với kỹ thuật Crown-down và trám bít ống tủy bằng phương pháp một cây cone F3 đến hết chiều dài làm việc với xi măng AH26. Đánh giá sự khít sát của khối vật liệu ở các vị trí 1/3 cổ, 1/3 giữa và 1/3 chóp. Kết quả: Trám bít bằng kỹ thuật một cây cone có 3 răng (20%) không có khoảng trống, trung bình phần trăm diện tích khoảng trống của khối vật liệu là 1,49±1,35%. Tại vị trí 1/3 cổ có phần trăm diện tích khoảng trống cao nhất trong tất cả các vị trí (8,61%). Phần trăm diện tích khoảng trống tại 1/3 cổ nhiều hơn tại 1/3 chóp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05) bằng kiểm định Wilcoxon. Kết luận: Ở kỹ thuật trám bít ống tủy một cây cone, độ khít sát giảm dần từ 1/3 cổ đến 1/3 chóp (trung vị phần trăm diện tích khoảng trống là 1/3 cổ: 1,68%, 1/3 giữa: 0,41%, 1/3 chóp: 0%). Sử dụng kỹ thuật một cây cone trám bít ống tủy ở 1/3 chóp đạt được hiệu quả bít kín ống tủy tối ưu

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

. Albou JP (1986), Anatomie canalaire descriptive, Rev Fran Endodontic, Cdp Paris.
2. Antonopoulos KG, Asavanop P, Tay WM (2001), “Evaluation of the apicalseal of root canal fillings with different methods”, J Endod, pp.655-658.
3. Clauder T, Baumann MA (2004), “Protaper NT system”, Dent Clin North Am, 48(1), pp.87-111.
4. ElAyouti A et al (2005), “Homogeneity and Adaptation of a New Gutta-Percha Paste to Root canal walls”, J Endo, 31(9), pp.697-90
5. Godon MP, Love RM, Chandler NP (2005), “An evaluation of .06 tapered gutta-percha cones for filling of .06 taper prepared curved root canal”, Int Endod J, 38(2), pp.87-96.
6. Heran, J, Khalid, S, Albaaj, F, Tomson, PL & Camilleri, J (2019) The single cone obturation technique with a modifiedwarm filler, Journal of Dentistry, 103181, ISSN 0300-5712.
7. Inan U, Aydin C, Tunca YM, Basak F (2009), “In vitro evaluation of matched – taper sigle – cone obturation with a fluuid filtration method”, J Can Dent Assoc, 75(2), pp.123.
8. Kim. S, , Park J.W., Jung I.Y., Shin S.J. (2017). Comparison of the percentage of voids in the canal filling of a calcium silicate-based sealer and gutta percha cones using two obturation techniques. Materials (Basel). 10.
9. Kocak MM, Yaman SD (2009), “Comparison of apical and coronal sealing in canals having tapered cones prepared with a rotary NiTi system and stainless steel instruments”, J Oral Sci, 51(1), pp.103-107.
10. Marchiano MA et al (2010), “Analysis of four gutta-percha techniques used to fill mesial root canals of mandibular molars”, International Endodontics Journal, pp.1365-2591.