MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN RONG KINH RONG HUYẾT CƠ NĂNG TUỔI TRẺ VÀ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Tuấn Minh1, Đỗ Tuấn Đạt1, Đặng Thị Minh Nguyệt1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân RKRH cơ năng tuổi trẻ và tuổi vị thành niên tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu được tiến hành dựa trên 108 hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân RKRH cơ năng, có độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương trong năm 2019 và 2020. Kết quả: Tuổi vị thành niên chiếm tỉ lệ 86,1%. Độ tuổi trung bình của nghiên cứu là 16,05 ± 3,47 tuổi. Bệnh nhân đã kết hôn rất thấp 5,56%, chưa quan hệ tình dục chiếm tỉ lệ 90,74%. Trong nhóm RKRH 7 - 15 ngày, tỉ lệ bệnh nhân ra máu cục cao nhất, chiếm tỉ lệ 54,5%. Số bệnh nhân có lượng hemoglobin bình thường rất thấp 8,3%. Bệnh nhân có lượng hemoglobin dưới 80 g/l chiếm tỉ lệ cao nhất 63,9%, có 2 bệnh nhân hemoglobin rất thấp, chỉ ở mức 30 – 39 g/l, 6 bệnh nhân hemoglobin ở mức 40 -49 g/l. Niêm mạc tử cung dưới 5mm: 100% bệnh nhân có thời gian rong kinh 16-30 ngày. Niêm mạc trên 10mm: bệnh nhân rong kinh 16-30 ngày là cao nhất (47,1%), bệnh nhân rong kinh trên 30 ngày cao (23,5%). Kết luận: Độ tuổi trung bình của nghiên cứu là 16,05 ± 3,47 tuổi. Bệnh nhân chưa quan hệ tình dục là 90,74%. Bệnh nhân có lượng hemoglobin dưới 80 g/l chiếm tỉ lệ cao nhất 63,9%, có 8 bệnh nhân hemoglobin rất thấp, chỉ ở mức 30 – 49 g/l. Niêm mạc trên 10mm : bệnh nhân rong kinh 16-30 ngày là cao nhất (47,1%), bệnh nhân rong kinh trên 30 ngày cao (23,5%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Sản – Trường đại học Y Hà Nội. Bài giảng sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học; 2013.
2. Nguyễn Viết Tiến. Sinh lý kinh nguyệt và điều trị RKRH cơ năng bằng hormon. Nhà xuất bản Y học; 2013.
3. Dương Thị Cương. Phụ khoa dành cho thầy thuốc thực hành. Nhà xuất bản Y học; 2004.
4. Furlong. Bleeding disorders, menorrhagia and iron deficiency: impacts on health-related quality of life. Haemophilia: the official journal of the World Federation of Hemophilia. 2013;19: 385-391.
5. Yaşa et Güngör Uğurlucan. Approach to Abnormal Uterine Bleeding in Adolescents. Journal of Clinical Research in Pediatric Endocrinology. 2020;12: 1-6.
6. World Health Organization (WHO). Haemoglobin concentrations for the diagnosis of anaemia and assessment of severity. VMNIS. 2011.
7. Lê Thị Thanh Vân. Đặc điểm lâm sàng của rong kinh, rong huyết cơ năng. Tuổi dậy thì và tuổi tiền mãn kinh. Luận án Tiến sỹ Y học. Đại học Y Hà Nội, Hà Nội; 2003.
8. Nguyễn Viết Tiến. Tác dụng của estrogen và progestin trong điều trị RKRH tuổi trẻ. Trường Đại học Y Hà Nội; 2004.
9. Nguyễn Thị Thuỷ. Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị rong kinh tuổi trẻ bằng viên thuốc rigevidon tại Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa. Trường đại học Y Hà Nội, 2001.
10. Phạm Thị Bình. Nghiên cứu một số phương pháp điều trị RKRHCN tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. Trường Đại học Y Hà Nội; 2003.