ẢNH HƯỞNG CỦA ĐAU MẠN TÍNH ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG SAU HƠN 5 NĂM HÓA XẠ TRỊ UNG THƯ VÒM HỌNG TẠI BỆNH VIỆN K

Trần Hùng1,, Ngô Thanh Tùng1,2, Trần Thị Thanh Hương3,4
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Viện Ung thư Quốc gia
4 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tỉ lệ đau mạn tính và chất lượng cuộc sống trên người sống sau hóa xạ trị ung thư vòm họng có sống thêm không bệnh từ 5 năm trở lên. Phân tích mối liên quan giữa đau mạn tính với chất lượng cuộc sống ở nhóm trên. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu và tiến cứu các ca ung thư vòm họng giai đoạn II-IVB (AJCC7th) được hóa xạ trị tại bệnh viện K từ năm 2010-2013 có sống thêm không bệnh từ 5 năm trở lên. Ghi nhận đau mạn tính (theo CTCEA v4.03) và chất lượng cuộc sống theo EORTC QLQ-C30. Đánh giá tác động của đau mạn tính với chất lượng cuộc sống bằng hệ số ảnh hưởng Cohen D. Kết quả: từ 109 ca cho thấy: Đau mạn tính độ 1 và độ 2 lần lượt là 23,9% và 13,8%. Điểm trung bình về chất lượng cuộc sống: Chất lượng cuộc sống toàn cầu đạt trung bình 62,9 điểm. Về điểm trung bình các chức năng, chức năng thể chất: 83,7 điểm, chức năng vai trò: 78,6 điểm; chức năng cảm xúc: 75,4 điểm; chức năng nhận thức: 78,1 điểm; chức năng xã hội: 65,4 điểm. Đau mạn tính độ 2 ảnh hưởng lớn đến 6 mục điểm số trong thang đo chất lượng cuộc sống cốt lõi

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. H Salehiniya, Mohammadian M, Mohammadian-Hafshejani A và cộng sự (2018). Nasopharyngeal cancer in the world: epidemiology, incidence, mortality and risk factors. World cancer research journal. 5(1).
2. Kh Au, Ngan Roger Kc, Ng Alice Wy và cộng sự (2018). Treatment outcomes of nasopharyngeal carcinoma in modern era after intensity modulated radiotherapy (IMRT) in Hong Kong: a report of 3328 patients (HKNPCSG 1301 study). Oral Oncol. 77, 16-21.
3. Michael I. Bennett, Kaasa Stein, Barke Antonia và cộng sự (2019). The IASP classification of chronic pain for ICD-11: chronic cancer-related pain. Pain. 160(1), 38-44.
4. Lachlan Mcdowell, Corry June, Ringash Jolie và cộng sự (2020). Quality of life, toxicity and unmet needs in nasopharyngeal cancer survivors. Front Oncol. 10, 930.
5. T. L. Huang, Chien C. Y., Tsai W. L. và cộng sự (2016). Long-term late toxicities and quality of life for survivors of nasopharyngeal carcinoma treated with intensity-modulated radiotherapy versus non-intensity-modulated radiotherapy. Head Neck. 38 Suppl 1, E1026-32.
6. Neil William Scott, Fayers Peter, Aaronson Neil K và cộng sự (2008). EORTC QLQ-C30 reference values manual.
7. Wen-Ling Tsai, Huang Tai-Lin, Liao Kuan-Cho và cộng sự (2014). Impact of late toxicities on quality of life for survivors of nasopharyngeal carcinoma. BMC Cancer. 14(1), 1-8.
8. Neerav Goyal, Day Andrew, Epstein Joel và cộng sự (2022). Head and neck cancer survivorship consensus statement from the American Head and Neck Society. Laryngoscope Investigative Otolaryngology. 7(1), 70-92.