NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA NỒNG ĐỘ ANGIOPOIETIN-2 Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

Bùi Văn Mạnh1, Phạm Thái Dũng1, Lưu Thị Thanh Duyên1,2,
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích giá trị tiên lượng của nồng độ Angiopoietin-2 huyết tương ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Hữu nghị việt tiệp  giai đoạn 2018 - 2020. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 105 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (NKH) tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp giai đoạn 2018 - 2020. Kết quả: Tuổi trung bình là 66,2 ± 16,3; nhóm tuổi trên 60 gặp 68,6%, nam giới chiếm tỷ lệ 54,3%. Nồng độ Ang-2 tại thời điểm chẩn đoán (T0) có giá trị tiên lượng trung bình tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết với diện tích dưới đường cong ROC (AUC) = 0,68 (0,53-0,83) với p<0,05. Nồng độ Ang-2 có giá trị tiên lượng tử vong tương đương với nồng độ Lactat và thang điểm SOFA ở thời điểm T0 với AUC lần lượt là 0,67 (95%CI 0,52-0,81, p < 0,05) và 0,66 (95%CI 0,52-0,8, p < 0,05). Khi ghép cặp chỉ số nồng độ Ang-2 tại thời điểm T0 với thang điểm đánh giá mức độ nặng SOFA và APACHE II làm tăng mức độ chính xác của tiên lượng tử vong, các diện tích dưới đường cong ROC tăng lên so với chỉ có nồng độ Ang-2 đơn thuần, với diện tích dưới đường cong ROC lần lượt là 0,72 (95% CI: 0,59-0,87, p< 0,05) và 0,69 (95%CI 0,54-0,85, p< 0,05). Kết luận: Nồng độ Angiopoietin-2 trong huyết tương có thể đóng vai trò là dấu ấn sinh học bổ sung tiên lượng nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Giang Bùi Thị Hương (2016), Nghiên cứu một số thông số huyết động và chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, Đại học Y Hà Nội.
2. Hạnh Hoàng Thị, Nguyễn Đăng Mạnh (2018), "Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram âm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2016 - 2018", Tạp chí Y dược lâm sàng 108. 13(5).
3. Ricciuto, D. R. và các cộng sự. (2011), "Angiopoietin-1 and angiopoietin-2 as clinically informative prognostic biomarkers of morbidity and mortality in severe sepsis", Crit Care Med. 39(4), tr. 702-10.
4. Bhandari V, Choo-Wing R, Lee CG, Zhu Z, Nedrelow JH, Chupp GL, Zhang X, Matthay MA, Ware LB, Homer RJ, Lee PJ, Geick A, de Fougerolles AR, Elias JA. (2006), "Hyperoxia causes angiopoietin 2-mediated acute lung injury and necrotic cell death.", Nat Med., tr. 12 (11):1286-93.
5. Fiedler U, Reiss Y, Scharpfenecker M, Grunow V, Koidl S, Thurston G, Gale NW, Witzenrath M, Rosseau S, Suttorp N, Sobke A, Herrmann M, Preissner KT, Vajkoczy P, Augustin HG. (2006), "Angiopoietin-2 sensitizes endothelial cells to TNF-alpha and has a crucial role in the induction of inflammation.", Nat Med. , tr. Feb;12(2):235-9.
6. Kim, I. và các cộng sự. (2001), "Angiopoietin-1 reduces VEGF-stimulated leukocyte adhesion to endothelial cells by reducing ICAM-1, VCAM-1, and E-selectin expression", Circ Res. 89(6), tr. 477-9.
7. Parikh SM, Mammoto T, Schultz A, Yuan HT, Christiani D, Karumanchi SA, Sukhatme VP (2013), "Dysregulation of the angiopoietin-Tie-2 axis in sepsis and ARDS.", Virulence, tr. 4(6):517-24.
8. Rivers, E. và các cộng sự. (2001), "Early goal-directed therapy in the treatment of severe sepsis and septic shock", N Engl J Med. 345(19), tr. 1368-77.
9. Seol, C.H., Yong, S.H., Shin, J.H., Lee, S.H., Leem, A.Y., Park, S.M., Kim, Y.S., Chung, K.S (2020), "The ratio of plasma angiopoietin-2 to angiopoietin-1 as a prognostic biomarker in patients with sepsis", Cytokine. 129.
10. Singer, Mervyn và các cộng sự. (2016), "The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3)", JAMA. 315(8), tr. 801-810.