MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM VI SINH TRÊN CÁC BỆNH NHÂN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH COLISTIN TẠI BỆNH VIỆN E

Nguyễn Bảo Kim1, Bùi Sơn Nhật1, Nguyễn Trung Nghĩa2,, Nguyễn Thị Hà2
1 Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia HN
2 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm vi khuẩn và khảo sát mức độ nhạy cảm với kháng sinh colistin của các chủng vi khuẩn Gram âm phân lập tại Bệnh viện E. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 61 hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân sử dụng colistin từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2021 tại Bệnh Viện E. Kết quả: Các bệnh nhân được điều trị chủ yếu tại khoa hồi sức tích cực (83,6%) với bệnh lý nhiễm khuẩn chính là viêm phổi (78,7%). Các mẫu bệnh phẩm được lấy khá đa dạng, chủ yếu là đờm, máu và nước tiểu. Các tác nhân vi khuẩn phân lập được liên quan đến chỉ định chỉ định colistin thường gặp nhất là A. baumannii và P. aeruginosa lần lượt chiếm tỷ lệ 57,1% và 28,6%. Vi khuẩn đa kháng (MDR) chiếm đa số với tỷ lệ 59,7%., A. baumannii là chủng kháng nhiều nhất (56,5%). Có 11 chủng (8 chủng A. baumannii, 2 chủng P. aeruginosa và 1 chủng E. coli đã toàn kháng kháng sinh. Bốn chủng vi khuẩn được làm kháng sinh đồ với colistin A. baumannii, P. aeruginosa, K. pneumoniae và C. freundii có tỷ lệ S, I, R lần lượt là: 23,3%,  73,3%, 6,7%. Trong đó, chỉ có 9 mẫu được trả kèm theo kết quả MIC: A.baumannii có MIC dao động từ: 0,025 - 0,5 µg/ml. Kết luận: Colistin là một trong những lựa chọn cuối cùng cho vi khuẩn Gram âm đa kháng. Trong nghiên cứu này đã có sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng với colistin. Do đó cần cân nhắc lựa chọn sử dụng colistin cũng như tối ưu hóa liều colistin theo giá trị MIC để ngăn ngừa xuất hiện các chủng vi khuẩn đề kháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Malchione MD, Torres LM, Hartley DM, Koch M, Goodman JL. Carbapenem and colistin resistance in Enterobacteriaceae in Southeast Asia: Review and mapping of emerging and overlapping challenges. Int J Antimicrob Agents. 2019;54(4):381-399. doi:10.1016/j.ijantimicag.2019.07.019
2. El-Mahallawy HA, Swify ME, Hak AA, Zafer MM. Increasing trends of colistin resistance in patients at high-risk of carbapenem-resistant Enterobacteriaceae. Ann Med. 2022;54(1):1. doi:10.1080/07853890.2022.2129775
3. Pham Thanh D, Thanh Tuyen H, Nguyen Thi Nguyen T, et al. Inducible colistin resistance via a disrupted plasmid-borne mcr-1 gene in a 2008 Vietnamese Shigella sonnei isolate. J Antimicrob Chemother. 2016;71(8):2314-2317. doi: 10.1093/jac/dkw173
4. Magiorakos AP, Srinivasan A, Carey RB, et al. Multidrug-resistant, extensively drug-resistant and pandrug-resistant bacteria: an international expert proposal for interim standard definitions for acquired resistance. Clin Microbiol Infect Off Publ Eur Soc Clin Microbiol Infect Dis. 2012; 18(3):268-281. doi:10.1111/j.1469-0691.2011.03570.x
5. Phu VD, Wertheim HFL, Larsson M, et al. Burden of Hospital Acquired Infections and Antimicrobial Use in Vietnamese Adult Intensive Care Units. PloS One. 2016;11(1):e0147544. doi:10.1371/journal.pone.0147544
6. Wertheim H, Van Nguyen K, Hara GL, et al. Global survey of polymyxin use: A call for international guidelines. J Glob Antimicrob Resist. 2013;1(3):131-134. doi:10.1016/j.jgar.2013.03.012
7. Tuyền NB, Dung ĐTP, Quỳnh BTH, Hồng NT, Thông VD. phân tích việc sử dụng colistin tại bệnh viện đa khoa đồng nai. Tạp Chí Học Việt Nam. 2021;500(2). doi:10.51298/vmj.v500i2.373
8. Hải NT, Ngọc HM, Thuỷ NTT, et al. Thực trạng sử dụng kháng sinh colistin trên bệnh nhân lọc máu liên tục tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. J 108 - Clin Med Phamarcy. Published online March 8, 2021. doi:10.52389/ydls.v16i2.726
9. Châu ĐTN. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh colistin tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ. Trường Đại học Dược Hà Nội; 2018.
10. Kính NV. Phân tích thực trạng tháng 10 - 2010 Hợp tác toàn cầu về kháng sinh - GARP (Global Antibiotic Resistant Partner) - Việt Nam - (Phối hợp với đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford). Published online 2010.