ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG NĂM 2022-2023

Lê Mỹ Phụng1, Nguyễn Phục Hưng2,
1 Sở Y tế Vĩnh Long
2 Trường ĐHYD Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay, cùng với việc ăn uống đều độ, thường xuyên tập thể dục, người dân xem việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) là một trong những phương pháp hữu hiệu để bảo vệ và cải thiện sức khỏe. Những lợi ích phong phú của loại thực phẩm này được thông tin cho cộng đồng ngày càng nhiều và điều này đang được một số nhà khoa học kỳ vọng trong tương lai TPBVSK sẽ trở thành các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh và dự phòng bệnh. Tuy nhiên, kiến thức của người tiêu dùng về TPBVSK còn hạn chế, sử dụng TPBVSK khi chưa hiểu biết rõ hoặc một số người dân vẫn còn e ngại sử dụng TPBVSK để hỗ trợ sức khỏe. Mục tiêu: Đánh giá kiến thức và xác định các yếu tố liên quan đến người tiêu dùng TPBVSK trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang với cỡ mẫu là 385 người tiêu dùng TPBVSK bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Số liệu được thu thập, xử lý bằng phần mềm Excel 2016 và SPSS 20.0. Kết quả: Người sử dụng TPBVSK là nữ giới chiếm đa số với tỷ lệ 77,4%. Đa số người mua TPBVSK có trình độ từ đại học trở lên (75,3%). 93% người mua TPBVSK biết TPBVSK là thực phẩm. Tỷ lệ người mua TPBVSK có mức điểm kiến thức tốt là 48,6%. Tổng điểm trung bình kiến thức về TPBVSK của người mua TPBVSK là 5,3922 điểm/8 điểm tối đa. Nữ giới, những người từ 30 tuổi trở xuống, có thu nhập từ 3 triệu đến 10 triệu và có trình độ đại học là những nhóm người tiêu dùng tiềm năng nhất và có hiểu biết nhiều về TPBVSK. Kết luận: Ở Vĩnh Long, người mua TPBVSK có kiến thức ở mức tốt và trung bình về TPBVSK.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2014), “Thông tư quy định về quản lý thực phẩm chức năng”, Thông tư số: 43/2014/TT-BYT, ban hành ngày 24/11/2014.
2. Đậu Thị Hương Giang và cộng sự (2021), Nhân tố tác động tới ý định mua thực phẩm chức năng ngoại nhập của người tiêu dùng Việt Nam, Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
3. Nguyễn Thanh Thuận (2015), Nhận thức, thái độ và hành vi tiêu dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe của người dân tại thành phố Tây Ninh, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
4. Phạm Đình Luyến, Đỗ Quang Dương (2009), Khảo sát sự hiểu biết về thực phẩm bảo vệ sức khỏe của người bán, người tiêu dùng và định hướng việc quản lý thông tin quảng cáo, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
5. Phạm Thị Huyền, Hồ Hoài Phương và cộng sự (2021), Niềm tin của người tiêu dùng với thực phẩm chức năng: nghiên cứu tại một số tỉnh miền Bắc, Tạp chí Công Thương.
6. Trần Đáng - Báo cáo số liệu thị trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe Việt Nam, Hiệp hội thực phẩm bảo vệ sức khỏe Việt Nam, 2013.
7. Gyselaers, Vicky. (2006), De impact van gezondheidsbeweringen op het consumentengedrag ten aanzien van functionele voeding.